Friday, December 17, 2010

Phật Giáo Có Đường Lối Riêng

Mời các bạn đọc quyển sách này tại đây:
Cám ơn

Thầy Giải Đáp Cho Tu Sinh Về Tâm Bất Động

Dưới đây là phần giải đáp của Trưởng lão đối với thắc mắc của một tu sinh, kính mong quý bạn đọc tham khảo:
Kính gửi con!
Con nói tâm con "im re" không niệm vậy sao con tê chân hoặc chuyển sang đi kinh hành.
- Biết tê chân là khởi niệm.
- Biết chuyển sang đi kinh hành là khởi niệm.
Như vậy con tu sai mà không biết.
Nếu thật sự con không còn niệm khởi thì con đã trở thành cục đá gốc cây.
Đạo Phật là đạo trí tuệ, vì vậy trước các ác pháp tâm không giận hờn phiền não, cũng như trước các dục mà tâm không bị lôi cuốn đam mê, chớ không phải không niệm.
 Tịnh mà không khởi niệm là sai, là không hiểu nghĩa của niệm.
Niệm tịnh là những niệm an vui yên ổn.
Nếu con bảo tâm con không niệm sao con biết mọi vật xung quanh con.
Con hiểu sai chữ niệm, vì chữ niệm có hai nghĩa rất rõ:
- Niệm là tư duy suy nghĩ.
- Niệm là chỉ biết mọi vật đang xảy ra xung quanh con.
Vậy biết niệm nào là đúng, niệm nào là sai?
- Niệm đúng là tu duy suy nghĩ những điều thiện.
- Niệm sai là tu duy suy nghĩ những điều ác.
- Niệm là chỉ biết mọi vật xung quanh con mà không bị lôi cuốn theo mọi vật là đúng.
- Niệm là chỉ biết mọi vật xung quanh con mà bị lôi cuốn theo mọi vật là sai.
                                    Kính thư,
                                 Thầy của con

Tuesday, December 14, 2010

BỨC TÂM THƯ THẦY GỬI NGÀY 22/11/2010

         TÂM BẤT ĐỘNG
 Kính gửi: Các con thân mến.
 1- Tâm bất động mà cứ quán thì sao gọi là tâm bất động hỡi các con?
2- Tu quá lâu mà các con giống như người mới vào tu, luôn luôn lúc nào cũng quán điều này, điều khác. Như vậy gọi là tu tập tâm bất động, hỡi các con?
3- Tu tập đến đây mà các con còn hỏi chữ và nghĩa về việc đoạn tận tham, sân, si bằng cách nào?
4- Tu tập tâm bất động sao lại ngồi nhìn tâm bất động. Tu như vậy là các con tự ức chế tâm, các con có biết không?
5- Tâm là sáu căn, sáu trần, sáu thức chứ đâu phải là tánh nghe, tánh thấy, tánh biết sao? Tánh nghe, tánh thấy, tánh biết là những pháp môn của Trung Quốc do các sư thầy Trung Quốc tưởng giải nên nó không đúng giáo pháp của Phật.
6- Tâm không niệm thiện, niệm ác là tâm bị ức chế ý thức, khiến ý thức không hoạt động, nên người tu tập lạc vào thiền tưởng như các sư thầy Lạt ma Tây Tạng, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Campuchia, Việt nam, Lào, Mông Cổ, Miến Điện, Ấn độ,...
7- Lời Phật dạy: “Ý LÀM CHỦ, Ý TẠO TÁC, Ý DẪN ĐẦU CÁC PHÁP”. Các con nên khắc nghi những lời dạy này để dùng ý thức điều khiển sinh, già, bệnh, chết dễ như trở bàn tay.
8- Các con tu tập tâm bất động, thanh thản mà quán các pháp vô thường, vô ngã là tự các con đã làm tâm động thì làm sao gọi là tâm bất động?
9- Các con nhìn tâm bất động mà còn quán tâm bất động thì tâm còn bất động chổ nào?
10- Khi hỏi pháp tu hành thì nên hỏi ngay pháp thực hành chớ không nên hỏi những pháp tào lao.
11- Khi cầm bút viết thư thưa hỏi thì phải viết ngắn gọn và chỉ thẳng vấn đề muốn thưa hỏi.
12- Pháp tu tâm bất động chỉ nhắc tâm một lần rồi để tâm tự nhiên bất động chớ không nên dụng công bất động.
13- Tâm bất động là chân lý giải thoát của đạo Phật nên ai sống được với tâm này dù trong một giây, một phút... là đã thấy sự giải thoát ngay liền, vì thế khi tu tập pháp môn tâm bất động thì không cần phải tu tập pháp môn nào khác nữa cả.
14- Đức Phật dạy: “Pháp Ta không có thời gian đến để mà thấy”. Cho nên ai sống được với tâm bất động này là chứng đạo. Chứng đạo không ngoài tâm bất động.
15- Đạo Phật là đạo của con người, vì thế ai muốn giải thoát là có giải thoát ngay liền, trừ những người không muốn buông bỏ đời sống thế tục khổ đau thì dù có biết pháp giải thoát của Phật nhưng cũng không giải thoát.
                                    Kính ghi,
                          Thầy của các con