Đúng như tựa đề của bài pháp này, nên đức Phật dạy: “Pháp Ta không co thời gian đến để mà thấy”. Có nghĩa là PHẬT PHÁP không có dụng công tu tập như các pháp môn ngoại đạo, chỉ cần hiểu biết tính chất của các pháp thế gian là VÔ THƯỜNG, VÔ NGÃ thì người có trí liền BUÔNG XẢ sạch các pháp. Nhờ BUÔNG XẢ sạch các pháp thế gian nên không có pháp nào làm ĐỘNG TÂM họ được.
Khi tâm BUÔNG XẢ sạch các pháp thế gian thì tâm luông luôn ở trong trạng thái BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC, VÔ SỰ. Một trạng thái giải thoát mà người tu sĩ Phật giáo nào cũng đều tha thiết muốn sống được với nó. Nhưng muốn sống với nó phải bằng cách nào đây?
Để trả lời câu hỏi này thì chúng tôi xin quý vị hãy lắng nghe và suy tư cho chín chắn thì mới biết rõ: Từ lâu mọi người đều hiểu không đúng chánh pháp của PHẬT, nên dụng công tu tập từ ngày này qua ngày khác mà kết quả chẳng có gì: Chính sự hiểu sai PHẬT PHÁP mà quý vị tốn rất nhiều công sức tu tập, nhưng xét lại chẳng có lợi ích gì cho bản thân mà còn xa lìa PHẬT PHÁP, vì thế tu mãi mà không tìm thấy GIẢI THOÁT.
Có những người tu tập nhiều năm gần như suôt cả cuộc đời, thế mà vừa nghe bạn đồng tu gõ cửa và nói rằng: “Con khuyên thầy đứng dậy đi đi!”. Vừa nghe lời khuyên nhủ của bạn đồng tu, thay vì nói lời cám ơn, nhưng ngược lại thầy nói: “Ngồi không được à!”. Nghe nói vậy vị thầy đi kiểm tra liền bỏ đi.
Sau khi vị thầy đi kiểm tra quay lại thì vi thầy kia ra giữa đường chặn lại và nói: “Thầy có nhìn thấy tôi ngủ gật bao giờ chưa?. Nếu tôi ngủ gật tôi sẽ rời khỏi tu viện ngay lập tức. Người ta đang ở trong định mà thầy làm vậy là phá người ta, là xâm phạm nhân quyền. Tôi có thể ngồi 5-6 tiếng đồng hồ. Trưởng lão cho phép tu trong 4 oai nghi. Thầy đi kiểm tra theo dõi tôi thế nào tôi biết hết”. Lúc bấy giờ thầy đi kiểm tra nói: “Con thấy thầy mắt nhắm và gật”. Khi nói xong lời này, thấy mình không thể khuyên được vị thầy đó nên thầy đi kiểm tra xá và nói: “con xin sám hối thầy”. Khi đó vị thầy đó mới đi vô thất.
Qua những sự đối đáp này đã làm cho mọi người biết vị thầy đó tu hành không xả được tâm mà ức chế tâm nên mới bộc phát cơn sân dữ dội như vậy. Thật đáng thương thay! Bỏ hết cuộc đời để tu tập mà giờ đây tâm tánh vẫn còn như người thế gian. Do thấy sự tu tập này mà Thầy viết bức tâm thư gửi các con, để các con xét lại sự tu tập của mình, ngõ hầu sự tu tập của các con không còn sai lạc nữa.
Sự GIẢI THOÁT của PHẬT GIÁO rất đơn giản, chỉ cần sống TỰ NHIÊN với tâm BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC và VÔ SỰ. Sống mà không có sự tu tập gò bó thân tâm thì mới thấy sự GIẢI THOÁT chân thật của ĐẠO PHẬT. Còn ngược lại dụng công tu tập làm gò bó thân tâm để tâm BẤT ĐỘNG thì làm sao thấy sự GIẢI THOÁT. Phải không thưa quý vị?
Từ lâu mọi người hiểu sai PHẬT PHÁP nên cố gắng tu tập, vì thế mà không có một vị sư, thầy nào làm chủ SINH, GIÀ, BỆNH, CHẾT như PHẬT.
Dù sử dụng trong bốn oai nghi: đi, đứng, nằm, ngồi mà tâm vẫn tự nhiên như người NHÀN DU, VÔ SỰ. Đó là người đã BUÔNG XẢ sạch. Vì thế họ không còn tu tập một pháp môn nào nữa cả...
Bởi vậy người nào hiểu đúng PHẬT PHÁP là phải cảm nhận được tâm BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC và VÔ SỰ. Nhờ có cảm nhận được tâm như vậy nên họ đã trở thành CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG luôn luôn sống MỘT MÌNH.
Ngược lại người nào không cảm nhận được tâm BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC và VÔ SỰ thì nên theo pháp NHƯ LÝ TÁC Ý để hằng ngày ngăn và diệt tất cả ác pháp thì mới mong BUÔN XẢ tất cả các pháp thế gian, nhưng phải bền chí trong một thời gian dài.
Khi sống được với tâm BẤT ĐỘNG thì ngũ triền cái và thất kiết sử không làm sao tác động được. Vì thế không cần phải tu tập pháp môn ly dục, ly ác pháp mà tâm vẫn tự ly dục, ly ác pháp. Như vậy chỉ cần sống với tâm BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC và VÔ SỰ là tâm đã xả sạch. Hiểu như vậy mới thấy PHẬT PHÁP rất nhiệm mầu.
Đối với BỆNH TẬT và tất cả các ÁC PHÁP, khi gặp tâm BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC và VÔ SỰ, nó đều lìa xa khỏi thân tâm ngay tức khắc. Như vậy BỆNH TẬT và tất cả các ÁC PHÁP không còn tác dụng vào thân tâm được nữa, đó là trạng thái NIẾT BÀN trong cuộc sống, chớ không phải đợi chết mới vào NIẾT BÀN. Vì thế đức PHẬT dạy: “Pháp ta không có thời gian đến để mà thấy!”.
(Nguồn www.tuvienchonnhu.net )
Đây là những bài trả lời của HT Thích Thông Lạc trong bộ sách Đường Về Xứ Phật
Thursday, January 27, 2011
PHẬT PHÁP TU HÀNH KHÔNG KHÓ
Saturday, January 15, 2011
NHÂN QUẢ PHẢI TRẢ
Hỏi: Kính thưa Thầy! Ở kế nhà con có bà lão tuổi cao, sức yếu thế mà ngày nào cũng phải đi bán vé số lo cho hai cháu đi học. Thằng con trai cầu tự của bà cũng chính là cha của hai đứa bé, suốt ngày ăn chơi, rượu chè, cờ bạc về nhà kiếm chuyện đập phá đồ đạc. Đòi tiền bà như là món nợ tiền kiếp. Lúc ở nhà con thường qua lại nói chuyện với bà. Bà mến con lắm. Nhìn tình cảnh của bà mà con động lòng thương. Con muốn nói lời nào đó an ủi bà, giúp bà vui vẻ trả nghiệp, vượt qua đau khổ mà suy nghĩ mãi không ra. Thầy có thể giúp con không?
Đáp: Bà lão này nợ đứa con trai và hai đứa cháu trong đời trước, đời này chúng sinh ra để đòi nợ, cho nên bà không bỏ được mà phải vất vả bán vé số nuôi hai cháu, nhưng còn phải đưa tiền cho cậu con trai đi nhậu, nếu không có tiền đưa nó thì đập nhà phá cửa. Thật là tội nghiệp cho bà, nhưng luật nhân quả ai gieo thì phải gánh chịu, dù chúng ta có thương giúp đỡ nhưng nghiệp nhân quả bà đâu trốn khỏi.
Con thương bà nên khuyên bà đừng buồn rầu, đừng than thân trách phận mà hãy vui lòng trả món nợ tiền kiếp. Vui vẻ chấp nhận khi con trai về xin tiền bà hãy vui lòng mà vét sạch tiền cho nói với tâm không buồn rầu, không trách mắng. Đối với luật nhân quả muốn chuyển hóa thì phải vui vẻ và giữ gìn tâm bất động, xem như không có việc gì xảy ra. Khi nhân quả đến, đến với sự khắc nghiệt cay đắng đến mức độ nào, dù cho có chết ta cũng giữ gìn tâm bất động, chẳng sợ hãi, chẳng khiếp đảm thì ngay lúc ấy ta đã chuyển hóa nhân quả. Nếu chỉ có một chút xíu sự buồn phiền, than trách trong lòng, là ta bị nhân quả chuyển hóa tức khắc; là ta đang tạo thêm nhân quả.
Con muốn giúp bà thì nên khuyên bà vui vẻ sẵn sàng tha thứ cậu con trai, thì mới chuyển đổi cậu con trai sẽ trở thành người tốt, lo làm ăn nuôi dưỡng hai cháu và phụng dưỡng bà. Nhân quả chỉ có sống thiện, làm thiện thì mới chuyển đổi được, còn sống ác làm ác thì không bao giờ chuyển đổi được nhân quả mà còn gia tăng thêm.
(ĐVXP tập IX)
PHÓNG SANH
Hỏi: Kính thưa Thầy! Ở Châu Đốc người ta thường lợi dụng dịp vía bà Chúa Xứ, vía Quán Âm rằm lớn bắt chim nhốt vào lồng bán cho khách hành hương phóng sanh đó có ý nghĩa gì không? Thế nào là phóng sanh đúng chánh pháp ?
Đáp: Phóng sanh đúng chánh pháp là phóng sanh theo luật nhân quả, là phóng sanh đúng thời, đúng đối tượng. Đúng thời, đúng đối tượng như thế nào ? Đúng thời và đúng đối tượng là thời gian vô tình chúng ta gặp một con vật đang bị lưới, bị câu thì ngay đó chúng ta xin mua con vật đó để phóng sanh. Đó là đúng giờ giấc và đối tượng nhân quả ta và con vật. Nếu xem xét trong nhân quả thì ta và con vật có nhân duyên với nhau đã khéo gieo nhân quả trong tiền kiếp, nên kiếp này gặp nhau trong hoạn nạn.
Ta phóng sanh như vậy là phóng sanh đúng thời, đúng đối tượng, còn ra chợ mua chim cá phóng sanh là khiến cho người bắt chim cá giam nhốt lại trong chậu trong lồng để chờ chúng ta đến mua phóng sanh cho có giá. Phóng sanh như vậy là chúng ta mang tội đồng lõa với kẻ bắt chim cá. Có nghĩa chúng ta phóng sanh là trở lại thành tội sát sanh. (Vì đi bắt chim cá nhốt là đã vô tình giẫm đạp một số con vật chết; và khi nhốt thì có thể chúng bị thương, bị đói, bị xa đàn, lẻ bầy… lòng dạ chúng cũng thương nhớ, âu sầu, sợ hãi… và chết; hoặc có khi người khác thích ăn loại chim cá ấy đến mua thì chúng bị giết hết.)
Kinh sách Đại Thừa dạy phóng sanh nhưng không giải thích rõ ràng, vì thế người phóng sanh không được phước báo ngược lại trong nhà có nhiều tai nạn, bệnh tật cho người này hoặc người khác. làm phước mà không thấy phước, mà chỉ thấy tai họa, thật là tội nghiệp. Nếu từ đây có ai phóng sanh thì con khuyên họ, phóng sanh cho đúng chánh pháp, cho đúng luật nhân quả, chứ không khéo phóng sanh mà cuối cùng lại mang họa vào thân. Loài chim cá bị lưới rập chài câu đều là do nhân quả đời trước, mà đời nay phải làm thân chim cá để bị người đời chài câu lưới rập lại. Cho nên người làm nghề chài lưới cá tôm sau này thành thân cá tôm cho người khác chài lưới lại, đó là nhân quả. Người săn bắn lưới rập chim thú, sau này trở thành chim thú cho người khác săn bắn và lưới rập trở lại.
Qui luật nhân quả xoay vần không ai có thể thoát lưới rập của nó được. Loài người và loài vật được sanh ra đều do qui luật của nó. Cho nên không ai trốn khỏi luật nhân quả. Nhân nào thì quả nấy, có vay thì phải có trả. Đối với luật nhân quả mà không đủ trí tuệ thì làm một điều thiện nhưng trở lại là làm một điều ác như đi ra chợ mua chim cá phóng sanh. Mới nghe thì rất thiện, nhưng lại là ác pháp vì không trí tuệ, thiếu sự hiểu biết vô tình khiến người làm ác lại làm thêm, nên làm thiện mà lại làm tội ác đồng lõa.
Cũng như bố thí cho người ăn mày nghèo, không ngờ chúng ta lại bị người không nghèo lừa đảo. Họ không nghèo giả vờ nghèo, họ không tàn tật giả vờ tàn tật ngửa tay xin tiền. Ta vô tình bị lừa đảo tiền mất mà không phước lại còn bị kẻ lừa đảo cười chê cho mình là ngu. Cho nên có một hôm Vua Ba Tư Nặc hỏi Đức Phật: - Chúng con là người cư sĩ bố thí, cúng dường, phóng sanh đúng chánh pháp như thế nào xin Thế Tôn chỉ dạy.
Đức Phật bảo: - Này Đại Vương muốn cúng dường, bố thí, phóng sanh cho đúng chánh pháp. Khi cúng dường phải chọn những người tu sĩ giới luật nghiêm chỉnh mà cúng dường thì mới được phước báo. Còn cúng dường cho những tu sĩ phạm giới, phá giới thì không được phước mà còn thêm tội nối giáo cho các tu sĩ phạm giới diệt Phật giáo. Tội ấy muôn đời sẽ không còn gặp chánh pháp của đức Phật và đời sau sanh làm người, làm vật đều gặp nhiều tai nạn, bệnh tật nan y khổ đau vô cùng, vô tận.
- Này Đại Vương muốn bố thí thì phải chọn một người nghèo mà ăn ở hiền lành, hiếu hạnh đối với cha mẹ, không tham lam, trộm cướp, không giựt của người, không lấy của không cho. Bố thí cho những người ấy thì được phước báo vô lượng. Bản thân ít bệnh tật, ít tai nạn gia đình luôn luôn mọi người đều được bình an, yên vui và hạnh phúc tràn trề. Còn bố thí cho những người ác tham lam, lấy của không cho, trộm cắp, cướp giựt thì không được phước báo mà còn tai họa sẽ đến, hay gặp bệnh tật khó trị.
Sư cô Trí Hải chuyển dịch Anh ngữ sang Việt ngữ những kinh sách có giá trị được mọi người biết đến, nhưng khi đi làm từ thiện, đem tài vật đi bố thí cho những người nghèo, bất hạnh, nhưng bị tai nạn giao thông làm Sư cô chết một cách đột ngột thê thảm và đau xót. Bố thí mà không được phước mà mang họa vào thân. Nhân quả do những người tham lam giết người, cướp của, hại mạng chúng sanh hay ăn thịt chúng sanh hoặc bắt chim cá bán cho người phóng sanh. Vì thế mới lâm vào cảnh màn trời chiếu đất nghèo khổ, bất hạnh. Họ là những người không thiện, thế mà mình không trí tuệ mang của cải tài sản đến cho họ, nên mình phải lãnh nhân quả của họ. Vì thế tai nạn mới về mình.
Cho nên đức Phật dạy bố thí phải chọn lấy những người hiền lành mà bố thí thì mới được phước báo. Muốn phóng sanh thì phải chọn đúng nhân quả mà phóng sanh, chứ không phải đi tìm nhân quả của loài chúng sanh đang trả vay nợ nhân quả mà phóng sanh thì sai, không đúng chánh pháp. Phóng sanh như vậy là lãnh nhân quả của chúng. Cho nên người phóng sanh không được phước mà lại gặp tai nạn, đó là lãnh nhân quả của chúng.
Kinh sách phát triển dạy phóng sanh hay bố thí thì người phóng sanh, bố thí không biết mình phóng sanh, bố thí và người nhận bố thí và vật được phóng sanh cũng không biết. Theo kinh sách phát triển phóng sanh và bố thí như vậy mới là bố thí và phóng sanh đúng chánh pháp. Lời dạy này là lời dạy phóng sanh bố thí không trí tuệ, dạy như vậy đi phóng sanh và bố thí để trở thành cây đá. Bố thí mà không biết mình bố thí, phóng sanh mà không biết mình phóng sanh thật là vô lý, người được thí mà không biết mình được bố thí. Thật là ngu ngơ. Bố thí, phóng sanh như vậy, là kẻ ngu dại si mê. Đối với đạo Phật phóng sanh hay bố thí đều bằng trí tuệ nhân quả. Soi sáng tận gốc của nhân quả mới bố thí, cúng dường và phóng sanh.
(ĐVXP tập IX)
SỐNG THƠ THẨN MỘT MÌNH
Hỏi: Kính bạch Thầy, trong phần một của hạnh độc cư, tập sống thơ thẩn một mình để đẩy lui các chướng ngại pháp trong tâm, xin Thầy chỉ rõ. Nó có giống trạng thái sống riêng và không làm việc?
Đáp: Độc cư ở giai đoạn I, trong suốt ngày đêm chúng ta chia thời gian ra làm bốn thời sáng chiều, tối, khuya, mỗi thời chúng ta dành riêng ra 30 phút tập sống thơ thẩn một mình, quan sát thân, thọ, tâm và pháp để đẩy lui các chướng ngại pháp trong tâm.
Đến giai đoạn II độc cư thì thời gian sống thơ thẩn một mình được tăng lên 60 phút hoặc hơn nữa.
Đến giai đoạn III thì hoàn toàn sống suốt 24 tiếng đồng hồ thơ thẩn một mình, mục đích sống như vậy là để đẩy lui các chướng ngại pháp trong tâm như trên Thầy đã dạy.
Tóm lại sống thơ thẩn một mình để đẩy lui các chướng ngại pháp trong tâm là sống riêng không làm việc bên ngoài mà cũng không làm việc bên trong chỉ duy nhất có một việc làm là việc đẩy lui các chướng ngại pháp trong tâm mà thôi. Cho nên ở giai đoạn một nó chỉ mới tu tập với thời gian ngắn 30 phút “sống riêng và không làm việc”.
(ĐVXP tập IX)
HẠNH ĐỘC CƯ
Hỏi: Kính bạch Thầy, tu hạnh sống độc cư có ba giai đoạn:
1- Sống hạn chế nói chuyện (ít nói chuyện).
2- Sống riêng làm việc riêng.
3- Sống riêng không làm việc.
Thưa Thầy, sống trong ba giai đoạn độc cư ý nghĩa như thế nào ?
Đáp: Người muốn thực hiện thiền định nhập được vào các định mà không sống độc cư thì chẳng bao giờ nhập được định cả dù họ ngồi năm bảy ngày tâm không vọng tưởng cũng chẳng nhập được thiền định. Bởi vì độc cư là bí quyết nhập các loại định. Tại sao vậy?
Người sống độc cư không cần ngồi thiền nhiếp tâm cho hết vọng tưởng mà chỉ cần sống đúng trong ba giai đoạn độc cư này thì nhập các loại Thánh Định một cách dễ dàng không có mệt nhọc không có khó khăn cho đến thực hiện Tam Minh như: Túc Mạng Minh, Thiên Nhãn Minh và Lậu Tận Minh cũng dễ dàng như vậy.
Sống độc cư không phải dễ nên phải chia ra làm ba giai đoạn:
1- Giai đoạn thứ nhất: Tập ít nói chuyện tức là chuyện gì đáng nói thì nói không đáng thì không được nói, nhất là không được nói chuyện phiếm. Ở đây chúng ta nên hiểu tập ít nói chuyện có nghĩa là tập dần dần đi đến chỗ hoàn toàn không nói chuyện với ai hết để thực hiện nội tâm ly dục ly ác pháp, nếu còn nói chuyện thì tâm còn phóng dật, tâm còn phóng dật là tâm chưa ly dục ly ác pháp mà tâm chưa ly dục ly ác pháp thì làm sao nhập được định. Nếu một thời gian tập ít nói chuyện mà tâm hồn chúng ta thích sống yên lặng một mình không muốn tiếp duyên ra ngoài thì bước qua giai đoạn độc cư thứ hai.
2- Giai đoạn thứ hai: Sống riêng làm việc riêng, trong giai đoạn này chúng ta còn đọc kinh sách và nghe băng dạy về hạnh độc cư và pháp môn tu tập ly dục ly ác pháp. Sau thời gian suy tầm nghiên cứu thông suốt đường lối và cách thức tu tập của đạo Phật thì chúng ta bước vào giai đoạn thứ ba của hạnh độc cư.
3- Giai đoạn thứ ba: Sống riêng không làm việc, sống riêng không làm việc có nghĩa là không đọc kinh sách, không nghe băng, không làm việc gì cả, nhưng lúc bấy giờ làm việc rất nhiều, suốt trong 24 tiếng đồng hồ ngày đêm liên tục quan sát thân, thọ, tâm và pháp của mình để đẩy lui các chướng ngại pháp trên đó. Cho nên nói không làm việc chứ làm việc nhiều nhất, làm việc mà không biết mỏi mệt.
Nhờ sống độc cư và tu tập như vậy thì tâm mới không phóng dật, tâm không phóng dật là tâm đã ly dục ly ác pháp, tâm ly dục ly ác pháp là tâm đã nhập Bất Động Tâm, tâm nhập Bất Động là tâm bất động trước các pháp và các cảm thọ, tâm bất động trước các pháp và các cảm thọ là tâm thanh tịnh. Người đã có tâm thanh tịnh tức là tâm ly dục ly ác pháp thì nhập Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền và Tam Minh một cách dễ dàng bằng với pháp hướng tâm như lý tác ý. Người tu sĩ Phật giáo mà không hiểu ý nghĩa và không sống đúng hạnh độc cư thì đi tu theo đạo Phật chỉ là hình thức, chỉ uổng một đời tu hành mà chẳng có ích lợi cho mình, cho người gì cả.
VÉN MÀN NGŨ TRIỀN CÁI, BỨT SẠCH THẤT KIẾT SỬ.
Hỏi: Kính bạch Thầy, sau khi quán xét thông suốt rồi dùng pháp hướng tâm quét sạch lậu hoặc. Xin Thầy dạy cho cách vén màn ngũ triền cái, bứt sạch thất kiết sử.
Đáp: Ngồi quan sát thân, thọ, tâm, pháp của con và đẩy lui các chướng ngại pháp trên đó là cách thức con đã vén màn ngũ triền cái và bứt sạch thất kiết sử. Nhưng con phải biết rõ, phải nhận thấy tâm nào là tâm tham triền cái và tâm nào là tâm tham kiết sử, phải phân biệt cho rõ ràng. Các con đã học lớp Chánh kiến chưa? Trong lớp Chánh kiến có bài học về ngũ triền cái và Thập thất kiết sử. Khi học xong lớp Chánh kiến thì không có một niệm ngũ triền cái hoặc một niệm thất kiết sử nào qua mặt con được. Vì có học nên con thông suốt tất cả ngũ triền cái và thập thất kiết sử đều là ác pháp, nên không bao giờ con lầm nó. Không bao giờ lầm nó, do đó con không chấp nhận cho nó tái diễn tới lui nên ngăn và diệt tận gốc. Khi biết rõ nó thì nhất định không làm theo nó, Không làm theo nó tức là ly nó. Và không làm theo nó mãi thì nó bị diệt mất không còn tới lui nữa.
Diệt ngũ triền cái và thập thất kiết sử chỉ có tri kiến giải thoát mà “tri kiến giải thoát ở đâu thì giới luật ở đó”. Cho nên giới luật càng sống nghiêm túc thì tri kiến giải thoát càng thông suốt “Giới luật làm thanh tịnh tri kiến, tri kiến là thanh tịnh giới luật”. Như vậy xả tâm ly dục ly ác pháp bằng tri kiến giải thoát, chứ không phải xả tâm bằng nhiếp tâm trong hơi thở ra hơi thở vô, bằng đi kinh hành, bằng niệm Phật niệm chú, tụng kinh, bằng tham công án thoại đầu v...
Muốn tu tập theo Phật giáo quý vị hãy lưu ý những lời dạy trên đây “Xả tâm bằng Chánh tri kiến để chứng đạt chân lý tâm thanh thản an lạc và vô sự, chứ không phải xả tâm bằng chế ngự vọng tưởng chẳng niệm thiện niệm ác để kiến tánh thành Phật hoặc để được nhất tâm, nhờ đó để được Phật rước về cõi Cực Lạc tây phương”.
(ĐVXP tập IX)
TU ĐỊNH VÔ LẬU TRÊN BỐN CHỖ THÂN, THỌ, TÂM, PHÁP NHƯ THẾ NÀO ?
Hỏi: Kính bạch Thầy, khi tu Định Vô Lậu, phải dùng tâm tư duy, quán xét bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp. Xin Thầy dạy rõ hơn về cách hành.
Đáp: muốn tu tập Định Vô Lậu, ở đây Thầy chỉ thẳng không giải thích lòng vòng. Bắt đầu vào tu, con ngồi kiết già hoặc ngồi bán già lưng thẳng hoặc ngồi trên ghế thường hoặc đi kinh hành hoặc làm mọi việc, tuy đi, đứng, nằm, ngồi hoặc làm mọi việc con nên để ý bốn chỗ thân, thọ, tâm và pháp của con, nếu trên bốn chỗ này có xảy ra chướng ngại pháp thì con nên quán xét chướng ngại pháp đó rồi dùng pháp hướng đẩy lui ra khỏi bốn chỗ này, khi chướng ngại pháp đã được đẩy lui ra khỏi thân tâm thì ngay đó thân tâm con được giải thoát. Thân tâm con được giải thoát tức là vô lậu, vô lậu tức là thân tâm con thanh thản, an lạc và vô sự.
Tu Định Vô Lậu tức là quán xét như thế nào để cho tâm ham muốn và các ác pháp lìa xa khỏi thân tâm của con khiến cho thân tâm con không còn phiền não đau khổ nữa. Cách tu hành dễ nhất của nó như Thầy đã dạy ở trên.
Ví dụ: Ngồi quan sát trên bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp giống như người lính gác bốn cửa thành như sau:
1- Thấy thân yên lặng, thanh thản, an lạc và vô sự thì nên để thân tâm tự nhiên, đừng đả động đến nó.
2- Thấy tâm yên lặng, thanh thản, an lạc và vô sư thì nên để thân tâm tự nhiên, đừng đả động đến nó.
3- Thấy thọ yên lặng, thanh thản, an lạc và vô sự thì nên để thân tâm tự nhiên, đừng đả động đến no.
4- Thấy pháp yên lặng, thanh thản, an lạc và vô sự thì nên để thân tâm tự nhiên, đừng đả động đến nó.
Cảm giác trên bốn chỗ này thấy rất rõ như vậy thì cứ để tự nhiên cho nó, có nghĩa là để cho nó tự nhiên thanh thản, an lạc và vô sự, đó là tâm không phóng dật. Tâm không phóng dật tức là tâm vô lậu.
Khi tu tập quán Tứ Niệm Xứ còn thấy thân tâm cảm nhận chướng ngại pháp:
1- Trên thân, thọ có pháp ác đến, nghĩa là con có cảm giác như: đau, nhức, ngứa, mỏi mệt, tê, nóng, rát trên thân v.v.. . thì con nên quán xét mà đẩy lui nó ra khỏi thân con. Vậy đẩy lui bằng cách nào ? Khi con ngồi kiết già chân bị tê, đau nhức hay nóng con muốn đẩy lui chướng ngại pháp đó thì con hãy đứng dậy đi kinh hành tức khắc đau tê nhức được đẩy lui, tức là con trở về trạng thái thân tâm thanh thản, an lạc và vô sự.
2- Trên tâm thọ có ác pháp đến, nghĩa là trong tâm con có một niệm khởi, niệm khởi ấy đem đến cho con một sự phiền não, một sự lo lắng, một sự buồn khổ v.v… cho đến một niệm tào lao chẳng ích lợi gì tuy nó không làm cho tâm con buồn khổ, phiền não, nhưng nó cũng làm cho tâm con mất thanh thản, an lạc và vô sự, vì vậy con cần phải đẩy lui tất cả để tâm con trở về trạng thái thanh thản, an lạc và vô sự thì mới đúng cách thức tu tập. Ở đây con phải hiểu có nghĩa là con tu tập đẩy lui như thế nào mà tâm con tự nhiên không phóng dật. Tâm con tự nhiên không phóng dật là con đã đi hết hai phần ba đường của Đạo giải thoát
3- Trên Pháp thọ có ác pháp đến, có nghĩa là con đang sống một mình và đang quan sát thân, tho, tâm, và pháp của con thì có một người bạn đến nói chuyện, thì con phải hiểu đó là ác pháp đến với con, khiến con mất đi trạng thái thanh thản, an lạc và vô sự, nếu con thích nói chuyện với người bạn đó hoặc con tùy thuận nói chuyện để khỏi mất lòng bạn bè, thì trong cuộc đời tu hành của con không mạnh dạn quyết tâm đẩy lui các chướng ngại pháp đó thì dù con có tu ngàn đời muôn kiếp cũng chẳng bao giờ giải thoát được, vì đó là duyên để tâm con phóng dật, mà tâm còn phóng dật thì chẳng bao giờ hết lậu hoặc, tâm không hết lậu hoặc thì làm sao tâm hết tham, sân, si được, tâm không hết tham, sân, si thì làm sao có thiền định được.
4- Thọ thân, thọ tâm, thọ pháp như thân thọ tâm pháp ở trên đã dạy đều có ác pháp đến xâm chiếm vào thân tâm con thì con cũng quán xét đẩy lui để tâm con luôn luôn sống trong thanh thản, an lạc và vô sự.
Tóm lại chỉ có hằng giây, hằng phút, hằng giờ, hằng ngày, hằng tháng, hằng năm, lúc nào, thời gian nào đều phải quan sát trên bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp mà đẩy lui các chướng ngại pháp trên đó, để bảo vệ chân lý. Khi nào các chướng ngại pháp không còn tác động đến bốn chỗ thân, thọ, tâm và pháp, là con đã thành tựu viện mãn sự tu hành của con. Chừng đó con đã chứng đạt chân lý, có nghĩa là lúc nào con cũng sống với tâm bất động mà không một chướng ngại nào tác động được. Đến đây con đường tu tập của con đã hoàn thành “Sanh đã tận phạm hạnh đã thành, không còn trở lui trạng thái này nữa”.
(ĐVXP tập IX)
KHI NÀO MỚI BẮT ĐẦU HƯỚNG TÂM?
Hỏi: Kính Bạch Thầy, khi nào mới bắt đầu hướng tâm ?
Đáp: Trước khi đi kinh hành phải huớng tâm rồi mới bước đi và đi được 10 bước lại hướng tâm một lần nữa và cứ tiếp tục 10 bước là hướng tâm một câu. Hướng tâm như vậy có nghĩa là nhắc tâm đừng quên xa lìa lòng ham muốn và các ác pháp, chứ pháp hướng tâm chưa có hiệu quả gì chỉ giúp cho chúng ta nhớ được lòng ham muốn và ác pháp để xả, đó là hiệu quả đầu tiên của pháp hướng tâm.
Ngồi tu Định Niệm Hơi Thở, sau khi tréo chân ngồi xếp bằng, lưng thẳng và toàn thân cảm giác được an ổn, bất động thì mới bắt đầu hướng tâm, sau khi hướng tâm xong, tâm chú ý vào hơi thở thì bắt đầu hít vô và thở ra, đúng 5 hơi thở hoặc 10 hơi thở rồi dừng lại tác ý hướng tâm một lần nữa như câu trên, tu tập cho đến khi xả Định Niệm Hơi Thở mới thôi.
Tóm lại, cách thức dùng pháp hướng tâm trước khi đi kinh hành rồi từ đó về sau cứ mỗi 5 bước hoặc 10 bước là hướng tâm một lần, Định Niệm Hơi Thở cũng vậy, tu tập như vậy phải siêng năng chuyên cần hằng ngày, đừng tu theo kiểu một nắng hai sương thì không có kết quả. Pháp hướng tâm là một phương pháp dẫn tâm vào đạo.
Trong kinh Pháp Cú Phật dạy: “Tâm dẫn đầu các pháp Tâm làm chủ tâm tạo tác...” Pháp hướng tâm là một pháp môn rất đặc biệt, người nào siêng năng tu tập thì có đủ khả năng điều khiển làm chủ thân tâm một cách cụ thể rõ ràng. Vì thế đức Phật nói:
“Thiên thượng thiên hạ
Duy ngã độc tôn
Nhất thiết thế gian
Sanh, lão, bệnh, tử”
Chỉ có “Tác ý một tướng khác của tướng kia thì tướng kia sẽ bị diệt sạch” Đó là lời dạy của Phật để chúng ta theo pháp môn này tập luyện mới có đủ nội lực ngăn và diệt các ác pháp và các cảm thọ rất tuyệt vời.
Kính mong quý vị đặt trọn lòng tin áp dụng vào đời sống hằng ngày sẽ thấy kết quả ngay liền “Pháp Ta không có thời gian đến để mà thấy...”. Đúng như lời đức Phật đã xác định. Pháp Phật rất đơn giản và tu hành dễ dàng không có khó khăn, không có mệt nhọc như người ta tưởng, vì nó là thiện pháp, là đạo đức của mỗi con người nên con người chỉ cần có nhiệt tâm sống như lời Phật dạy là đã chứng đạt chân lý.
Chỉ có những người không chịu hiểu nên tu sai, nhất là không nhận ra pháp thiện pháp, không chấp nhận sống đời đạo đức làm người thì không thể chứng đạt chân lý được. Vì chân lý là một sự thật của loài người mà ai cũng có nơi thân tâm, nó không riêng của một người nào cả.
(ĐVXP tập IX)
PHÁP HƯỚNG TÂM NGẮN GỌN CÓ KẾT QUẢ NHANH HƠN
Hỏi: Kính bạch Thầy, xin Thầy chỉ dạy cho con khi tu Định Niệm Hơi Thở dùng pháp hướng tâm như lý tác ý nhắc nhiều câu pháp hướng và mỗi câu pháp hướng thì dài như: “Thân ngồi ngay thẳng không được nhúc nhích xê dịch, không được cảm giác nóng lạnh. đầu không được nhức. . . .cái tâm không được sanh vọng tưởng . . . tai không được nghe âm thanh . . .cái mũi. . . cái miệng. . . Như vậy phải nhắc liên tục suốt buổi tu hay thỉnh thoảng cách 5 hơi thở? Và hướng tâm như vậy có hiệu quả không ?
Đáp: Trạch câu pháp hướng như thế nào “ngắn gọn đầy đủ ý nghĩa và chỉ thẳng mục đích của nó giải quyết tâm trạng đang vướng mắc cần phải xả ly, từ bỏ” trong pháp đang tu hành. Trạch câu pháp hướng như vậy là một lệnh truyền thì sẽ có hiệu quả, còn nếu câu pháp hướng tâm dài quá sẽ mất ý nghĩa truyền lệch mạnh mẽ, do đó sẽ không có hiệu quả.
Khi hướng tâm thì phải thỉnh thoảng 5, 10 hơi thở là lúc ngồi tu định Niệm Hơi Thở hoặc 5, 10 bước đi lúc đi kinh hành mới nhắc tâm một lần chứ không được nhắc liền miệng như tụng kinh, niệm chú thì tu tập như vậy là sai không đúng cách, không đúng cách sẽ không có hiệu quả tốt và tu tập như vậy sẽ phí công .
Nên lưu ý: Ở đây tu tập không dùng câu pháp hướng tâm để ức chế tâm khiến cho tâm không còn niệm khởi; ở đây dùng câu pháp hướng để xả tâm ly tham đoạn diệt ác pháp, để thực hiện tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ; để giữ gìn chân lý thanh thản, an lạc và vô sự, chứ không dùng ý thức để trở thành gốc cây, cục đá.
(ĐVXP tập IX)
MINH
Hỏi: Kính bạch Thầy, sách Đường Về Xứ Phật tập VI, Thầy có giải nghĩa “Minh” có từ giới luật, và có đoạn ông Bàn Đặc tối tăm dốt nát, sau khi được Phật dạy tu hành, chứng quả A La Hán thông suốt tam tạng kinh điển, như vậy thời Phật tại thế có kinh điển sao?. Và sao Thầy lại bảo quý Thầy đọc các bộ kinh Nguyên Thủy cũng như kinh sách phát triển để khi có ai hỏi để biết trả lời. Theo con nghĩ Thầy nên quán xét và độ họ tu nhanh giải thoát xong là cái gì là không biết ? Con thắc mắc xin Thầy chỉ dạy.
Đáp: Nói về “Minh” thì các nhà kinh sách phát triển hiểu “Minh” có nghĩa là sự hiểu biết một cách rộng rãi bao la mà không cần học cho nên câu chuyện ông Châu Lợi Bàn Đặc là một câu chuyện bịa đặt của các nhà phát triển.
Ông Châu Lợi Bàn Đặc trong kinh Nguyên Thủy là người tối tăm học bốn câu kệ mãi mà không thuộc, khi chứng quả A La Hán, ông thể hiện thần thông biến ra vô số ông Bàn Đặc ngồi khắp trong rừng, còn kinh sách phát triển nói: khi ông chứng quả A La Hán, liền thông suốt Tam Tạng kinh điển lên đàn thuyết giảng. Trong kinh Nguyên Thủy chúng ta còn tin vì khi ông Châu Lợi Bàn Đặc chứng quả A La Hán thị hiện thần thông còn kinh sách phát triển chúng ta không tin là vì thời đức Phật chưa có Tam Tạng kinh điển thì lấy gì gọi là thông suốt.
Người ta hiểu lầm ý nghĩa “trí tuệ” của đạo Phật, tưởng khi tu chứng đạo là thông suốt cả tam thiên đại thiên thế giới, cái gì cũng hiểu tất cả, điều đó là sai. Đức Phật đã xác định: “Nếu bảo rằng Ta hiểu biết tất cả là có nói láo trong Ta”. (lời dạy này trong kinh Tăng Chi) Khi tu chứng là có sự hiểu biết không làm khổ mình khổ người; là có sự hiểu biết đạo đức nhân bản làm người. Sự hiểu biết đó có mục đích giải quyết sự đau khổ của con người chứ không phải là sự thông suốt vũ trụ cái gì cũng biết. Nếu tu chứng mà biết như vậy có ích lợi gì hay biết như vậy để đi ra tranh luận hơn thua cao thấp với mọi người?
Đức Phật nói: “Trí tuệ đâu là giới luật đó, giới luật đâu là trí tuệ đó”, (kinh Trường Bộ) giới luật tức là đức hạnh, vậy chỗ nào có đức hạnh chỗ đó có trí tuệ, đức hạnh và trí tuệ được gắn liền với nhau. Trí tuệ thông suốt Tam tạng kinh điển chưa hẳn là trí tuệ đức hạnh. Kinh điển phát triển phần nhiều có những bài kinh dạy mê tín trừu tượng mơ hồ và phi đạo đức v.v… Như vậy người thông suốt Tam Tạng kinh điển chưa hẳn là người có “Minh”. Minh của đạo Phật có nghĩa là sự hiểu biết không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sanh. Ở đây Thầy khuyên đệ tử đọc kinh sách Nguyên Thủy cũng như kinh sách phát triển là để:
1- Thấu rõ âm mưu thâm độc của Bà La Môn Giáo đã, đang và hiện tại diệt Phậtgiáo bằng những danh từ chấn hưng đạo Phật.
2- Biết rõ pháp môn nào của Phật giáo và pháp môn nào không phải của đạo Phật.
3- Khi có người cật vấn nếu không đọc hai loại kinh sách này thì biết đâu mà trả lời cho đúng. Vì Minh của đạo Phật không có nghĩa là trí tuệ hiểu biết sự tào lao (tam tạng kinh điển của Bà La Môn), minh của đạo Phật là trí tuệ hiểu biết để làm chủ sự sống chết và chấm dứt luân hồi. Thầy xin nhắc lại một lần nữa, khi đức Phật tu chứng Ngài nói: “Nếu Ta nói Ta hiểu biết tất cả trong thế gian này là có nói láo trong Ta”
Kinh sách phát triển dựa vào lời nói của đức Phật: “Ta dạy cho các Tỳ Kheo như nắm lá cây trong lòng bàn tay và Ta tu chứng như rừng lá cây”, nghe câu nói này, những người không hiểu biết về Phật giáo nên nghĩ tưởng rằng: đức Phật tu chứng đạo là biết tất cả mọi việc trong tam thiên đại thiên thế giới cái gì cũng biết. Do sự hiểu sai này nên mới bịa ra câu chuyện ông Châu Lợi Bàn Đặc u tối, nhưng khi tu chứng quả A La Hán thì thông suốt Tam Tạng kinh điển, đó là một điều nói láo của kinh sách phát triển. Nói không đúng sư thật mà không khéo léo để ló đuôi nên người đời sau thấy rõ. Phật còn tại thế đâu có kinh sách. Vậy mà tu chứng là thông suốt tam tạng kinh điển thì thật là nói láo không sách vở. Trong sách Đường Về Xứ Phật Thầy nêu câu chuyện ông Châu Lợi Bàn Đặc để gợi ý cho Phật tử hỏi, do đó mới có nhân duyên vạch trần sự lừa đảo thêm bớt của kinh sách phát triển để mọi người rõ hơn.
(ĐVXP tập IX)
TÂM LỰC PHÁP HƯỚNG
Hỏi: Kính bạch Thầy, pháp hướng tâm có lần Thầy bảo, khi nào tâm thanh tịnh hướng tâm mới có kết quả, nhưng chúng con sơ cơ tâm còn quá nhiều tạp loạn, làm sao chúng con dùng pháp hướng tâm có hiệu quả được ?
Đáp: Pháp hướng tâm hiệu quả có cao có thấp như:
1- Trình độ cao tức là tâm đã ly dục ly ác pháp thì hướng tâm diệt tầm tứ, ly hỷ tưởng và tịnh chỉ hơi thở làm chủ sự sống chết thực hiện Tam Minh và chấm dứt luân hồi.
2- Trình độ thấp là tâm chưa ly dục ly ác pháp thì pháp hướng tâm sẽ giúp chúng ta có nội lực tỉnh thức trước các pháp ác.
Pháp hướng tâm đối với người mới tu cũng như người tu lâu đều có hiệu quả nhưng hiệu quả trong giai đoạn tu của nó, như hiệu quả ở giai đoạn ly thì không hiệu quả ở giai đoạn chỉ, ở giai đoạn chỉ thì không hiệu quả ở giai đoạn diệt v.v…
Người mới tu ở giai đoạn ly dục ly ác pháp mà muốn pháp hướng có hiệu quả ở giai đoạn chỉ thì không thể nào được, cũng như ở giai đoạn chỉ mà muốn pháp hướng có hiệu quả ở giai đoạn diệt thì không thể được. Chừng nào tu tập viên mãn ở giai đoạn này, làm sung mãn ở giai đoạn kia thì mới thấy hiệu quả pháp hướng tâm cụ thể, rõ ràng.
(ĐVXP tập IX)
THIỀN YOGA CŨNG TỊNH CHỈ HƠI THỞ ĐƯỢC
Hỏi: Kính bạch Thầy, các tu sĩ ngoại đạo Yoga sao họ chưa ly dục ly ác pháp mà tịnh chỉ được hơi thở, vì Thầy dạy tịnh chỉ được hơi thở khi tâm xả sạch dục và ác pháp ?
Đáp: Các tu sĩ Yoga tịnh chỉ được hơi thở là do tu tập tưởng định, tưởng định sẽ thở bằng lỗ chân lông, bằng rốn, bằng tai, bằng mắt v.v.. do sự luyện tập bằng tưởng thì đâu cần ly dục ly ác pháp.
Mục đích của đạo Phật là ly dục ly ác pháp để làm chủ cuộc sống bất động tâm trước các pháp và các cảm thọ để tâm hồn được giải thoát thanh thản, an lạc, còn mục đích của thiền Yoga là luyện thần thông tịnh chỉ hơi thở chôn trong đất dìm trong nước đi trên lửa đỏ, mặc chiếc áo mỏng đi dưới trời không độ, để khiến cho người ta thán phục và kính nể, nhờ đó mới lập nhiều thiền đường Yoga khắp trên thế giới, để bành trướng giáo phái Yoga, nhưng các con xét kỹ nó đem lại sự lợi ích gì thiết thực cho con người hay là để trị bệnh, bệnh là do gốc nghiệp ác mà muốn hết bệnh thì chỉ có ly dục ly ác pháp thì bệnh sẽ hết, chứ đâu phải do luyện tập Yoga mà hết bệnh, hết bệnh của Yoga là hết bệnh tưởng chứ bệnh của nghiệp ác không làm sao hết được .
Tất cả những phương pháp ngừa bệnh và trị bệnh trên thế gian này đều là những phương pháp trị ngoài ngọn, chứ không phải trị ở gốc, mà trị bệnh ở ngọn là sự lừa đảo, lường gạt người “tiền mất tật mang”. Chúng ta cứ quan sát xem có đúng không? Biết bao nhiêu phương pháp ngừa bệnh và trị bệnh mà con người có hết bệnh chưa? Chúng ta nên phân biệt cho rõ ràng, thiền Yoga tịnh chỉ được hơi thở là do “tưởng lực” khéo tu tập tưởng, thiền của Phật tịnh chỉ được hơi thở là do “tâm lực” khéo ly dục ly ác pháp.
(ĐVXP tập IX)
CHƯA ĐỦ DUYÊN XUẤT GIA
Hỏi: Kính bạch Thầy, hoàn cảnh của con (Thạch) thật khó khăn, con muốn về VN tu tập, nhưng ai cũng can gián, cho rằng chưa chắc người ta để yên cho con tu. Bây giờ thì con hết mơ xuất gia ở TV Trúc Lâm, mặc dù con đã được HT Thanh Từ hứa khả. Con muốn tu theo pháp môn của Thầy, nhưng thức dậy lúc 2 giờ sáng thì con làm chưa được. Với lại, như lời Thầy dạy, chưa xả tâm, chưa ly dục ly ác pháp mà đòi giải thoát luân hồi sanh tử là điều khó thực hiện. Con hiện không có bị gia duyên ràng buộc, liệu con tu theo Thầy và cô Ut có được không ? Hay là như một số người khuyên con, “ráng gieo duyên để kiếp sau tu sớm hơn thì được, bây giờ tu rốt ráo chưa được đâu”.
Xin Thầy từ bi chỉ dạy. Từ khi trở qua Mỹ, 3 tháng nay con tu tập theo pháp môn của Thầy. Nhưng không có ai nuôi cơm, không có chùa để ở. Chùa còn phải tìm cách thu hút Phật tử đến cúng dường, và tu hành không đúng pháp Phật. Cuối cùng con đành phải đi dạy học lại mà trong lòng rất tiếc những ngày tháng được thong dong, an lạc tu tập xả tâm, ly dục ly bất thiện pháp. Con đã nhận lời dạy ban đêm (kể từ ngày 19- 6- 2000), nên ban ngày và buổi công phu khuya con còn giữ được. Con nhớ lời Thầy dạy là: “người cư sĩ cũng có thể tu hành như người tu sĩ xuất gia”. Xin Thầy từ bi chỉ dạy cho con. Con định hè năm 2001 thì con về tu viện Chơn Như tu học một tháng. Từ nay đến đó con sẽ cố gắng chuẩn bị thân tâm để có theo kịp các huynh đệ bên nhà.
Đáp: Về vấn đề tu hành của con, con là người Việt Nam trở về quê cha, đất tổ để tu hành, làm sáng tỏ lại Phật Giáo Việt Nam, làm rạng rỡ Tổ Tiên nòi giống dân tộc Việt Nam, như những bậc chân tu Việt Nam dám ăn dám nói thẳng sự thật mà các con đã biết.
Ở đây con nên tự xét lòng con có quyết tìm tu giải thoát hay không? Nếu có thật lòng quyết tìm tu giải thoát và quyết tâm dựng lại một nền đạo đức nhân bản – nhân quả làm người của Phật giáo có lợi ích rất lớn cho loài người trên hành tinh này mà nó đã bị dìm mất từ lâu. Khi có quyết tâm như vậy thì ngăn sông cách núi không phải là một việc khó mà khó là ở chỗ lòng con chưa quyết tâm. Thầy chấp nhận những người quyết tìm tu giải thoát cho mình và làm lợi ích cho người, cho Phật giáo thì dù cho hoàn cảnh có khó khăn nào, có đến đâu Thầy cũng tìm mọi cách giúp cho người đó tu hành đến nơi đến chốn.
Đức Phật đã dạy: “Được thân người là khó, khó như con rùa mù tìm bọng cây giữa biển, nhưng gặp được chánh pháp còn khó hơn”. Lời dạy này con cứ suy ngẫm sẽ thấy rất đúng. Mất thân rồi khó tìm được thân con ạ! Gặp pháp tu hành giải thoát cũng không phải dễ, nhưng con nên nhớ đạo đức nhân bản của đạo Phật không cho phép chúng ta làm khổ mình khổ người nhất là những người thân thương của mình vì đó là duyên nghiệp nhân quả phải trả mà phải trả trong thiện pháp, trong đạo đức làm người, chứ không được làm khổ nhau trong ác pháp, làm khổ nhau trong ác pháp thì trả vay không bao giờ hết.
Cho nên chúng ta đi tu không có quyền làm khổ người, nhất là những người thân thương của mình trong gia đình. Từ khi có đạo Phật xuất hiện trên đời này, đạo đức nhân bản làm người có mặt, thì sự cắt ái ly gia là một điều quan trọng, nhưng cắt ái ly gia như thế nào mà không làm khổ mình khổ người thì mới được đức Phật chấp nhận. Nó thuộc về ái kiết sử. Trong thất kiết sử, ái kiết sử là khó đoạn dứt nhất, dứt ngang thì nghiệp nhân quả không tròn.
Khi vào chùa tu sống độc cư một mình thì mới thấy nghiệp nhân quả ái kiết sử là khó dứt, trốn nó thì dễ, dứt nó thì khó, chỉ có làm hết bổn phận đạo đức nhân quả thì ái kiết sử đoạn lìa. Nhưng không phải vì cớ đó mà chúng ta không có đường tu, chính vì lý do đó mà đức Phật dạy chúng ta thọ Bát Quan Trai Giới và hằng ngày trong chiếc áo của người cư sĩ áp dụng đạo đức không làm khổ mình khổ người, nếu chúng ta thành tựu đạo đức không làm khổ mình khổ người thì chúng ta đã ly dục ly ác pháp và vì vậy mà ái kiết sử đã bị đoạn dứt.
Người ly dục ly ác pháp là người có đầy đủ phước vô lậu nên khi tâm họ khởi muốn xuất gia tu hành thì mọi người thân thương trong gia đình đều hoan hỷ và tán thán ca ngợi hạnh xuất gia của họ, họ ra đi với lòng hân hoan của mọi người tiễn đưa một bậc Thánh nhân mà người trong gia đình ai cũng nhận thấy qua hành động đạo đức của người này đã từng sống với mọi người. Với chiếc áo người cư sĩ, tu xả tâm không có gì khó đâu. Các đối tượng là chướng ngại pháp, nó đến với chúng ta đó là điều kiện để chúng ta diệt ngã xả tâm đẩy lui các chướng ngại pháp, như đức Phật đã dạy tu tập Định Vô Lậu, còn bình thường tâm không có ác pháp thì chúng ta nên nhớ rèn luyện pháp hướng tâm để cho tâm có một đạo lực, đạo lực ấy sẽ giúp chúng ta nhập các định sau này còn hiện giờ nó là pháp dẫn tâm chúng ta thường sống thanh thản, an lạc và vô sự.
Hiện giờ con đang sống bên Mỹ, đừng đến các chùa tu hành không đúng pháp đâu sẽ làm con mất thì giờ vô ích. Mỗi tháng con nên chọn một hoặc hai ngày thọ Bát Quan Trai tức là tập sống như đức Phật, ăn ngày một bữa, không nghe ca hát, không nằm giường cao rộng lớn, không trang điểm, sống độc cư trầm lặng một mình, những hành động sống này là tập hạnh giải thoát.
Thời gian tu tập con thấy thích sống như vậy tức là trong một đời này con sẽ tu tập làm chủ sanh, già, bệnh, chết và chấm dứt luân hồi, còn con không thấy thích thì kiếp này tu chưa xong. Trong những ngày thọ Bát Quan Trai sống trầm lặng độc cư mà tâm con không phóng đật, tâm thường tự nhiên định trên hơi thở thì con hãy trở về Việt Nam lập tức gặp Thầy để Thầy trực tiếp hướng dẫn nhập các định và Tam Minh. Trong hoàn cảnh nào mà người quyết tâm tu hành tìm sự giải thoát thì hoàn cảnh nào tu hành cũng tốt, có thì giờ rảnh lúc nào thì chúng ta tu ngay lúc ấy dù là một phút cũng đừng phí bỏ rất uổng.
“Tấc bóng thời gian một tấc vàng,
Tấc vàng tìm được không gì khó
Tấc bóng thời gian khó hỏi han”.
Các con đều đã lớn tuổi hết rồi, năm tháng còn lại quá ít, phải tinh cần ly dục ly ác pháp, thường đẩy lui các chướng ngại pháp trong tâm và đừng quên rèn luyện “pháp như lý tác ý”. Một lần nữa Thầy xin nhắc lại: “các con đừng quên, thường nhắc tâm: “Tâm như cục đất phải lìa tham, sân, si cho thật sạch”. Đó là những điều cần thiết mà các con phải hằng tu tập rèn luyện từng phút từng giây, tự thắp đuốc lên mà đi thì ngay đó là Niết bàn của các con, các con đừng tìm đâu xa, đừng nghe lời lừa đảo của kẻ khác mà hãy tin tưởng, xưa kia đức Phật đã thành tựu cũng do pháp này, ngày nay trong sáu tháng Thầy cũng thành tựu nơi pháp ấy.
Từ lâu các con đã tu theo thiền theo kinh sách phát triển nó đã trở thành thói quen hãy cố mà bỏ xuống, tu tập lại 5 hơi thở đi kinh hành một vòng, nếu sức các con khỏe thì nên tu nhiều một chút, còn sức khỏe các con kém thì nên tu ít lại một chút, tu như thế nào mà cảm giác toàn thân tâm được thanh thản, an lạc chứ không phải tu mà làm khổ thân tâm của mình quá mệt nhọc thì đó là tu sai, tu mà còn làm khổ mình thì không đúng.
Ví dụ: ngồi thiền hai chân đau quá mà cứ ráng ngồi chịu đau đó là tu sai. Các con nên nhớ pháp của đức Phật không tu thì thôi mà đã chấp nhận tu là có thanh thản, an lạc, vô sự, nhẹ nhàng giải thoát ngay liền trong đời sống hiện tại, đó là một sự xác chứng cụ thể của đạo Phật “Pháp của Ta thiết thực không có thời gian đến để mà thấy…”
Sau cùng Thầy có lời thăm và chúc cả gia đình của các con được an vui mạnh khoẻ, chúc các con tu tập xả tâm tốt.
Kính thư (ĐVXP tập IX)
TƯỞNG TỨC
Hỏi: Kính bạch Thầy, Có lúc hơi thở sao quá nhẹ, tưởng chừng như nó không có tựa vào đâu cả, có lúc con lại cảm thấy làm biếng không muốn thở nữa, mặc dù biết ngưng thở là mình sẽ chết. Nhưng không biết tại sao con lại thích muốn ngưng thở. Xin Thầy chỉ dạy cho.
Đáp: “Hơi thở quá nhẹ tưởng chừng như không tựa vào đâu cả”, đó là con đã rơi vào trạng thái “tưởng tức”, hãy xả bỏ ngay liền, đứng dậy đi kinh hành vì tu như vậy là tu lạc đường.
Hằng ngày cố gắng mà xem xét bốn chỗ “thân, thọ, tâm, pháp” (Tứ Niệm Xứ) có chướng ngại pháp hay không? Nếu không thì tâm con sẽ thanh thản, an lạc và vô sự. Tâm con nó rất tự nhiên định vào thân con mà không bị ức chế tập trung, nó định như thế nào? Khi nó không phóng dật theo các pháp trần bên ngoài. Vậy nó đang biết cái gì? Nó đang biết hơi thở bình thường và hơi thở đó rất bình thường không có một chút gì thay đổi, vì nó không bị ức chế.
Nếu hơi thở có thay đổi là do con gom tâm tập trung trong hơi thở, do gom tâm tập trung vào hơi thở nên con rơi vào tưởng tức, thành ra tu sai, các con tu tập nên lưu ý điều này.
Khi nào tâm không phóng dật là lúc bấy giờ tâm định trên hơi thở. Tâm định trên hơi thở tức là tâm không những chỉ biết hơi thở mà còn cảm nhận được toàn thân giống như đề mục Định Niệm Hơi Thở dạy: “Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra”. Đó là tâm định trên thân. Tâm định trên thân tức là tâm đang quán thân như trong kinh Tứ Niệm Xứ đã dạy: “Trên thân quán thân để nhiếp phục tham ưu”. Khi tâm đang quán thân thì tâm không phóng dật. Tâm không phóng dật là chứng đạt chân lý. Vì thế đức Phật đã tuyên bố: “Ta thành chánh giác là nhờ tâm không phóng dật”. Người tu hành đến đây là xong mong quý vị lưu ý.
(ĐVXP tập IX)
MUỐN NHẬP ĐỊNH THÌ PHẢI SIÊNG NĂNG LỄ PHẬT
Hỏi: Kính bạch Thầy, Thầy Chơn Quang bảo rằng ngồi thiền mà còn nhiều vọng tưởng là còn thiếu phước, phải chịu khó siêng năng lễ Phật, một thời gian sau sẽ nhập định dễ dàng hơn .
Chúng con nhớ lời Thầy dạy: “ly dục ly bất thiện pháp, diệt ngã xả tâm quét sạch ngũ triền cái và dứt bỏ thất kiết sử thì tâm được thanh tịnh và tâm nhập Vô Tướng Tâm Định, (Bất động Tâm Định).
Chúng con tu tập Chánh Niệm Tỉnh Giác và Định Vô Lậu thì thấy vọng tưởng thưa dần. Như vậy có đúng không? Xin Thầy chỉ dạy.
Đáp: Có người bảo rằng: “Ngồi thiền mà còn nhiều vọng tưởng là còn thiếu phước, nên phải chịu khó siêng năng lễ Phật, một thời gian sau sẽ nhập định dễ dàng hơn”. Lời dạy này chúng ta thấy rất mơ hồ, Chỉ tưởng giải theo chữ nghĩa của câu kinh: “Năng lễ sở lễ tánh không tịch” đây là một câu kinh của của kinh sách phát triển do tưởng tri của các Tổ viết ra để lừa đảo con người, để dựng lên tánh không mà Thiền Tông đã lấy đó làm Phật tánh. Kinh sách phát triển đã là sai, mà người lấy câu kinh này tưởng ra thì lại còn sai hơn nữa là chỗ vọng tưởng và phước báo.
Chữ phước ở đây là phước vô lậu hay phước hữu lậu, không xác định rõ. Nếu bảo rằng có phước hữu lậu thì nhập định dễ dàng, nếu vậy thì những nhà giàu có, vua, quan v.v.. đều là những người nhập định dễ dàng. Vậy họ có hết vọng tưởng không và có nhập định dễ dàng không? Lý này không thể có được.
Còn nếu bảo rằng phước vô lậu do siêng năng lễ Phật mà có thì điều này là vọng ngữ sống trong tưởng tri mà nói ra. Đức Phật dạy phước vô lậu là do “ngăn ác diệt ác pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện” sanh thiện tăng trượng thiện không phải là phước vô lậu sao? Đức Phật đâu có dạy lễ Phật mà có phước vô lậu, cho nên đức Phật dạy rõ ràng không có mơ hồ, trừu tượng như nhà học giả này, còn bảo rằng lễ Phật sau một thời gian nhập định dễ dàng thì các người tu theo Tịnh Độ Tông là những nguời siêng năng lễ Phật nhất thế gian mà họ có hết vọng tưởng và nhập định được đâu . Ở đây chúng ta nên phân biệt phước hữu lậu và phước vô lậu tu như thế nào để có được hai loại phước này?
Người biết cúng dường bố thí đúng chánh pháp, tức là đem của cải tài sản bố thí cho người bất hạnh trong xã hội, nhưng những người này không có tham lam, trộm cắp, cướp của, giết người thì mới có phước hữu lậu, còn ngược lại thì chẳng được phước gì cả, nhiều khi còn phải thọ khổ, cho nên có nhiều người làm từ thiện mà trong nhà không thiện chút nào. Đem cơm, thực phẩm, y áo, giường nằm và thuốc thang dâng lên cúng dường cho những bậc chân tu giới luật đức hạnh thanh tịnh, thiền định sâu mầu thì được phước hữu lậu bằng ngược lại phi công đức nghĩa là cúng dường cho những người phá giới phạm giới thì không được phước mà còn có tội thêm.
Chúng tôi chưa từng thấy trong Kinh Nguyên Thủy đức Phật dạy siêng năng lễ Phật sẽ nhập định dễ dàng bao giờ. Bởi vậy người sau thường hay dựng lên những sự tưởng tượng trong khi mình chưa thực hiện được những điều mình dựng lên mà dám dạy người, may mà sự lễ Phật không có tai hại chứ còn nhiều thứ khác rất tai hại như thiền Đông Độ và thiền Minh Sát Tuệ ức chế tâm nhất là tham công án, khiến cho hành giả tu căng mặt, tức ngực, căng thần kinh, đau đầu v.v..... Người dạy nhập thiền định kiểu này là người chưa bao giờ biết thiền định, chỉ dựa theo kinh sách phát triển dạy ức chế tâm, khi nào tâm hết vọng tưởng là nhập định, dạy kiểu này là dạy thiền điên, đức Phật dạy: “Tịnh chỉ ngôn ngữ nhập Sơ Thiền, tịnh chỉ tầm tứ nhập Nhị Thiền, ly hỷ tưởng nhập Tam Thiền, tịnh chỉ hơi thở nhập Tứ Thiền, hoặc ly dục ly ác pháp hoặc tâm không phóng dật nhập Sơ Thiền”, chứ đức Phật đâu có dạy hết vọng tưởng là nhập định.
Đây là một loại thiền định mới của những nhà học giả đẻ ra trong thế kỷ thứ 21. Lễ Phật để chư Phật gia hộ cho hết vọng tưởng, nhập định dễ dàng mà đời sống ăn uống phi thời chạy theo danh lợi tham tiền, tham bạc, tham xe cộ chùa to Phật lớn v.v.. thì dù có lễ mòn đầu gối cũng chẳng hết vọng tưởng. Còn các con tu tập Chánh Niệm Tỉnh Giác Định và Định Vô Lậu để ly dục ly ác pháp diệt ngã xả tâm…….Thấy vọng tưởng thưa dần là tu đúng cách. Mục đích ở đây tu hành là để tâm thanh tịnh (không tham, sân, si) chứ không phải diệt vọng tưởng mà vọng tưởng thưa dần là triệu chứng tâm ít phóng dật.
NẺO VÀO ĐẠO ĐỨC
Hỏi: Kính thưa Thầy, “ngăn ác diệt ác pháp” xong lại phải “không làm khổ mình khổ người” trước đây con thấy nó là mâu thuẫn nhau, từ lá thư của Thầy chỉ bảo cho con, con sáng tỏ được nhiều, con hiểu rằng muốn thực hiện được điều đó còn đòi hỏi sự khéo léo phải không thưa Thầy ?
Mình thấy cái ác, cái làm khổ mình khổ người, cái vô lý thì phải chống lại nó, xong phải làm sao cho người ác hiểu ra mà không được dùng lời nói hành động làm họ đau đớn phải không thưa Thầy ?
Trong mọi cuốn sách của Thầy, cuốn nào con cũng thấy Thầy nhắc đi nhắc lại “không làm khổ mình khổ người” đến nay con hiểu rằng đó là cứu cánh, nếu thực hiện đúng thì cuộc sống của chúng ta dễ chịu biết bao và đó là Niết Bàn tại thế, có phải không thưa Thầy?
Đáp: Đúng vậy, ngăn ác diệt ác pháp tức là không làm khổ mình khổ người. Không làm khổ mình khổ người là một đạo đức cao thượng tuyệt vời, vì thế không những phải khéo léo mà còn phải thiện xảo trong mọi hành động từ lời ăn tiếng nói đến những cử chỉ và sự tư duy suy nghĩ, phải khéo léo thiện xảo tỉnh thức hoàn toàn.
Đúng vậy, thấy cái ác, cái làm khổ mình khổ người, cái vô lý, cái phi đạo đức thì mình phải chống lại để đem lại sự an vui hạnh phúc cho nhiều người bằng một sự công bằng và công lý, chứ không phải chỉ có đem lại sự an vui hạnh phúc cho một cá nhân của mình . Vì chống lại sự bất công, sự vô lý, sự phi đạo đức, thì phải có sự va chạm, sự va chạm ấy chúng ta phải khéo léo thiện xảo khiến cho sự va chạm ấy trở thành mát lạnh, vì thế mọi người mới được an vui .
Cũng như Thầy viết kinh sách nói thẳng nói thật, vì biết những lời nói này sẽ mang lại ích lợi lớn cho nhiều người và chỉ va chạm với một số ít người đang bị danh lợi làm mờ mắt, nhưng cũng là tiếng cảnh tỉnh cho họ và sẽ có lợi ích cho họ sau này.
Ngăn ác diệt ác là một việc làm rất tế nhị, thiện xảo, khéo léo, cho nên nó nêu rõ hành động của chúng ta khi gặp đối tượng có cả hai vế một lượt: “không làm khổ mình khổ người”, nếu một vế thì chúng ta rất dễ làm, còn hai vế là một điều rất khó, nếu chúng ta không thiện xảo khéo léo thì không thể nào thực hiện được đạo đức nhân bản này. Cho nên đức Phật dạy: “Thiện xảo nhập vào thiện pháp, thiện xảo an trú sống trong thiện pháp”.
Phần nhiều thiện xảo là cố tránh né va chạm, cho nên lấy nhẫn nhục làm đầu cuộc đấu tranh tư tưởng, kế đó mới tùy thuận nhưng tùy thuận không bị lôi cuốn là một thiện xảo tuyệt vời giúp cho mình vui người khác vui, vì thế mới được gọi là bằng lòng cả hai mình và người.
Đúng vậy con đã hiểu không làm khổ mình khổ người là một cảnh giới Niết bàn, là Thiên đàng tại thế gian chứ đâu còn tìm kiếm nơi đâu . Sự tu hành theo đạo Phật chỉ có bấy nhiêu đây thôi “Không làm khổ mình khổ người”. Nhưng nó là một trường kỳ chiến đấu với nội tâm chứ không phải tu một ngày một bữa là xong. Sự chiến đấu này phải có đầy đủ nghị lực kiên cường, bền chí gan dạ phi thường và còn phải có trí tuệ sáng suốt, khéo léo và thiện xảo trong mọi hành động đối sử với các pháp thì mới không làm khổ mình khổ người, bởi chính nó là nền đạo đức nhân bản của đạo Phật.
Vài hàng cháu rõ thăm và chúc cháu thành tựu đạo đức nhân bản không làm khổ mình khổ người trong mọi hoàn cảnh để đem lại cho mình cho người một hạnh phúc chân thật.
(ĐVXP tập IX)
CON NGƯỜI NGÀY MỘT ĐÔNG HƠN
Hỏi: Kính bạch Thầy, hiện nay trên thế giới, dân số ngày một đông hơn mà điều ác càng ngày càng tinh vi và xảo quyệt hơn tức là càng có nhiều điều ác hơn trước, vậy mà loài người càng lúc càng đông hơn. Vậy có trái với luật nhân quả hay không? Thưa Thầy, vì nhiều người làm ác thì không được làm người càng nhiều sau khi chết mà sao dân số càng đông lên là sao vậy?
Thưa Thầy, theo luật nhân quả thì người phải ít đi mà súc vật phải nhiều mới đúng, mong Thầy giải thích cho con hiểu?
Đáp: Theo kinh sách của đức Phật đã dạy và xác định luật nhân quả rõ ràng: “Chư Thiên giảm thì con người tăng”, có nghĩa là thiện pháp giảm ác pháp tăng. Câu hỏi của cháu trong thư ở trên: “Theo luật nhân quả như con hiểu thì người phải ít đi mà súc vật phải nhiều mới đúng”,
Con hiểu luật nhân quả tái sinh như vậy không đúng,
Con hiểu như vậy là hiểu theo linh hồn đi tái sinh chứ không phải theo nghiệp thiện ác đi tái sanh,
Con nên hiểu con người cũng chỉ là một loài động vật như bao nhiêu loài động vật khác, nhưng nó được xem là một loài động vật cao cấp hơn các loài động vật khác mà thôi, người ta ví loài người là một loài động vật ác độc nhất trong các loài động vật trên hành tinh này, nó có thể diệt tất cả các loài động vật trên hành tinh này, nhưng môi trường sống nhân quả sẽ không cho phép nó. Vì thế nó càng ác độc thì nó lại càng sanh sôi này nở nhiều hơn để làm gì để nó tự giết nó và tự nó nó sẽ diệt toàn bộ loài người trên hành tinh này, nếu không có một nền đạo đức nhân bản – nhân quả để giúp nó thoát ra khỏi bản chất của loài động vật thì nó tự diệt chủng lấy nó.
Tất cả các loài vật khác sanh ra với bản chất hiền lành tự nhiên của chúng, chúng chẳng có sự tư duy và biết thiện, ác, phải trái v.v.. như con người, chúng chỉ biết sống và bảo vệ sự sống, nên có lúc chúng ta thấy chúng rất hung dữ, cái hung dữ của chúng là bản năng tự vệ chứ không phải cái hung dữ như con người. Trong môi trường sống thì có bốn loại sinh:
1- Thấp sanh.
2- Noãn sanh.
3- Thai sanh.
4- Hóa sanh.
Thấp sanh là những vật sanh ra nơi ẩm ướt như cỏ cây và những loài vi sinh vật, những loài vật này sanh trước tiên. (thuộc về ác nghiệp) Noãn sanh là những loài sanh trứng như loài chim, loài bò sát, là những loài vật này được sanh ra sau các loại thấp sanh. (thuộc về ác nghiệp) Thai sanh là những loài vật sanh con, những loài vật này được sanh ra sau loài sanh trứng. (thuộc về ác nghiệp)
Hóa sanh là những từ trường thiện được sanh ra do hành động làm thiện của con người, nó luôn luôn có sự hiện diện trong môi trường sống của chúng ta. Nếu con người làm ác nhiều thì từ trường thiện sẽ giảm đi và con người làm thiện nhiều thì từ thiện tăng lên, từ trường thiện tăng lên thì con người và tất cả loài vật trên hành tinh này đều sống an vui, hạnh phúc, không bệnh tật, không tai nạn và không khổ đau, môi trường sống sẽ không bị ô nhiễm, sức khỏe của con người và loài vật được bảo đảm an toàn, lúc bấy giờ bệnh viện chỉ còn là một cổ tàng viện để con người đến tham quan vui chơi chứ không có bệnh nhân.
Với đôi mắt của đức Phật nhìn suốt qua lốt nghiệp của mọi chúng sanh nên chỉ thấy nó toàn là ác nghiệp chứ không phải có người và loài vật, tức là từ con người cho đến những loài vật khác nhỏ nhít như loài côn trùng sâu bọ đều là con người đang trả vay của một đạo luật nhân quả rất công bằng và công lý, khi vô tình hay hữu ý họ đã làm những điều ác, mà giờ này họ phải làm thân chúng sanh để trả quả, trả chừng nào hết thì họ mới được tái sanh làm người, khi làm người họ không biết thiện ác nên chạy theo tâm ham muốn sanh ra nhiều ác pháp làm khổ mình khổ người và khổ chúng sanh tạo thành nghiệp ác hay nói cho rõ hơn là từ trường ác, từ trường ác ấy tiếp tục sanh làm các loài vật để thọ lấy những sự khổ đau mà không có phương pháp nào giải cứu được, ngoại trừ chỉ có loài người nhờ có trí tuệ phân biệt được thiện ác, nên đức Phật, Ngài để lại cho chúng ta một kinh nghiệm sống của một con người thoát khổ, chấm dứt sự trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi và mãi mãi ở trong từ trường thiện vĩnh viễn.
Vì thế đức Phật dạy: “Chư Thiên tăng thì con người giảm, chư thiên giảm thì con người tăng” Có nghĩa là từ trường thiện tăng thì từ trường ác giảm, từ trường ác tăng thì từ trường thiện giảm. Nói cách khác cho dể hiểu hơn nhân quả thiện tăng thì nhân quả ác giảm, nhân quả ác tăng thì nhân quả thiện giảm. Bằng chứng con người sanh nhiều và làm ác nhiều thì nhân quả ác tăng, nhân quả thiện giảm, nhân quả ác tăng nhân quả thiện giảm thì con người trên hành tinh này khổ nhiều từ thiên tai dịch họa đến những sự gian xảo lừa đảo giết hại nhau và những bệnh tật đủ mọi thứ cho đến những bệnh thời đại không thuốc trị.
Bức thư của cháu so sánh ở trên con người và con vật thì không đúng luật nhân quả. So sánh luật nhân quả là so sánh thiện và ác, cho nên trong sáu nẻo luân hồi của đạo Phật là sáu trạng thái của tâm:
1- Trời là trạng thái tâm sống trong 10 điều lành gọi là thập thiện.
2- Người là trạng thái tâm sống trong năm điều lành gọi là ngũ giới.
3- A Tu La là trạng thái nóng giận, la hét, chửi mắng, đấm ngực, cào mặt.
4- Ngạ quỷ là trạng thái đang bị đói mà không có thực phẩm ăn
5- Súc sanh là trạng thái ti tiện nhỏ mọn, ích kỷ.
6- Địa ngục là trạng thái đau khổ như đang đau nhức do bệnh tật, do bị đánh đập.
Trong sáu nẻo này theo nhân quả được chia ra làm hai phần: thiện và ác.
1- Trời là cõi thập thiện có 33 cõi Trời tức là có 33 từ trường thiện, hay là 33 cấp thiện của Trời
2- Người là cõi ngũ giới, Cõi ngũ giới có năm đức:
a- Đức hiếu sinh
b- Đức từ bỏ lấy của không cho
c- Đức chung thủy
d- Đức thành thật
e- Đức Minh mẫn
Người giữ gìn và sống năm giới trọn vẹn mới thật sự là ở cõi người, còn không giữ gìn trọn vẹn như vậy thì không được gọi là cõi người mà là mang hình người nhưng ở trong các cõi giới khác như: A Tu La, ngạ quỷ, súc sanh và địa ngục. Người và các loài động đang ở trạng thái này đều được gọi là ở cõi ác, cõi khổ đau. Người làm ác phải thọ chịu những quả khổ. Những người đó được gọi là A Tu La, ngạ quỷ, súc sanh, địa ngục; A Tu La, ngạ quỷ, súc sanh, địa ngục là những cấp bực khổ của con người, và sự khổ tận cùng là địa ngục.
Trên đây là sự phân chia nhân quả để chúng ta khái niệm hình dung một mô hình nhân quả thiện ác của Trời, Người, A Tu La, ngạ quỷ và súc sanh, đó là một trạng thái thật sự, chứ không phải chúng ta tưởng tượng ra cảnh giới của sáu cõi luân hồi vừa siêu, hình vừa hữu hình. Cho nên kinh sách giàu tưởng tượng nói ra như vậy là kinh sách lại còn sai biệt mù.
Như trong thư cháu nói: “Theo luật nhân quả người phải ít đi mà súc vật nhiều mới đúng”. Có lẽ cháu đã hiểu câu: “ Được thân người là khó” nên mới suy luận nhân quả như vậy. Ý của đức Phật ở đây so sánh trong các loài động vật thì loài người nhờ có bộ óc thông minh hơn các loài vật khác, nhờ đó loài người mới vượt thoát ra bốn sự đau khổ và chấm dứt luân hồi, còn các loài động vật khác thì không thể vượt thoát được, khi một người mất thân khó tìm lại được thân chứ không phải đức Phật nói con người ít đi, giảm đi hoặc con người không sanh ra nữa.
Điều này không phải, cách đây 2500 năm trong thời đức Phật còn tại thế, loài động vật trên hành tinh này gồm chung cả loài người thì số lượng loài vật và người so sánh với hiện giờ thì chỉ bằng một phần trăm, một phần ngàn, một phần triệu. Còn hiện giờ loài động vật mà người ta ăn thịt vừa săn bắt những loài động vật hoang dã và vừa những loài động vật nuôi, một ngày loài người đã giết bao nhiêu loài vật trên hành tinh này, để cung cấp làm thực phẩm nhu cầu hằng ngày cho con người như vậy số lượng đâu phải ít, chỉ có loài vật hoang dã thì giảm và có loài động vật bị loài người diệt chủng.
Loài người càng sanh ra nhiều mà sống trong ác pháp thì đó là một nỗi lo âu của những người trí, vì nó sẽ diệt các loài động vật khác mà còn tự diệt nó bằng trí óc thông minh của nó, bằng chứng hiện giờ “Kế hoạch hóa gia đình” là một hiện tượng con người giết con người. Cháu phải hiểu nhân quả tái sinh chứ không phải linh hồn tái sinh.
Vì thế một người còn sống mà đã tạo ra nhân quả thì nhân quả tiếp đi tái sinh những con người và những con vật khác, nhưng người ấy vẫn còn sống và tiếp tục những hành động nhân quả thiện ác khác rồi những hành động này tương ưng tiếp tục tái sinh cho đến khi những hành động cận tử nghiệp của người ấy đi tái sinh, khi người ấy chết. Cho nên nhân quả trùng trùng duyên sanh và cũng trùng trùng duyên diệt. Đó là lời đức Phật đã dạy: “Nhân quả trùng trùng sinh khởi”. Cháu hãy nhìn cây đu đủ kia, trong một quả đu đủ có nhiều hạt mỗi hạt lên một cây đu đủ; mỗi cây đu đủ cho nhiều trái; mỗi trái có nhiều hạt; mỗi hạt lên một cây, nhưng cây đu đủ mẹ vẫn còn sống.
So sánh nhân quả của cây đu đủ và nhân quả của con người thì có khác chi đâu. Vì mọi vật trên thế gian này được sinh ra đều do nhân quả, sống trong nhân quả và chết cũng đi về nhân quả trừ những người tu chứng, họ đã ra ngoài qui luật nhân quả không còn bị chi phối.
Chúc cháu vui mạnh và sống đúng đạo đức làm người, không làm khổ mình khổ người. Kính thư. Thầy của các con
TB: Sách của Thầy viết là triển khai lại lời dạy của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Người đã dạy không có thế giới siêu hình, Thiên Đàng, Địa Ngục, những cảnh giới siêu hình toàn là cảnh giới tưởng tri. Sách của Thầy Chơn Quang viết nói có thế giới siêu hình là do ảnh hưởng của kinh sách phát triển Bà La Môn và các tôn giáo khác nhất là không hiểu ý Phật dạy trong kinh Nikaya (Nguyên Thủy).
Người tu giải thoát không có đi về đâu vì không có cõi Niết Bàn để đi. Niết Bàn chẳng qua là một danh từ để chỉ cho chân lí thứ ba (Diệt đế). Diệt đế là một trạng thái tâm hết tham sân, si tức là một trạng thái tâm ly dục ly ác pháp v.v... Cho nên một trạng thái tâm ly dục ly ác pháp là cảnh giới của người giải thoát ở đó. Đó là một từ trường, không còn có cảnh giới nào khác nữa. Khi tâm ly dục ly ác pháp thì không còn nghiệp nên không có tái sanh luân hồi.
Khi người còn sống tâm ly dục ly ác pháp thì giới luật nghiêm chỉnh, không hề vi phạm một lỗi nhỏ nhặt nào. Người giới luật nghiêm chỉnh, không hề vi phạm một lỗi nhỏ nhặt nào là ly dục ly ác pháp hoàn toàn, là người có tri kiến giải thoát. Tri kiến giải thoát là “Minh” chứ không còn “Vô minh” nữa. Trong Minh gồm có giới luật và tri kiến giải thoát, nên Phật dạy: “Tri kiến ở đâu thì giới luật ở đó, Giới luật ở đâu thì tri kiến ở đó. Tri kiến làm thanh tịnh giới luật, giới luật làm thanh tịnh tri kiến”.
Như vậy chỗ Niết Bàn đâu phải chỗ hết niệm, vì hết niệm làm sao có tri kiến, có giới luật? Tóm lại Niết Bàn không phải là một cõi giới siêu hình, nó chỉ là chỗ tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ.
(ĐVXP tập IX)
ĐƯỢC THÂN NGƯỜI KHÓ
Hỏi: Kính bạch Thầy, người đánh mất thân này đến muôn ngàn kiếp sau cũng khó mà được làm người, ví như con rùa mù tìm bọng cây ngoài biển, xin Thầy chỉ dạy cho con được rõ.
Đáp: Đức Phật dạy: “được thân người là khó”, khó có nghĩa là khó được thân người, chứ không phải là không được thân người, khi hành động thiện ác của con đã trải qua một thời gian trả nghiệp của nó thì nghiệp ấy lại được sanh làm người.
Một người làm ác luôn luôn làm khổ mình khổ người và khổ tất cả chúng sanh thì nghiệp ác ấy chẳng bao giờ trở lại làm người, cho nên đức Phật ví dụ bọng cây và con rùa mù giữa biển, có nghĩa là nghiệp ác không bao giờ trở lại làm thân người nữa được, phải thời gian lâu lắm trả cho hết nghiệp ác đã làm, khi trả hết nghiệp ác đã làm thì nghiệp còn lại tương ưng với loài người thì mới sanh ra làm người.
Ở đây con nên hiểu mang lốt nghiệp chúng sanh là mang lốt nghiệp trả nợ máu xương mà con người đã từng gieo rắc, đến chừng trả hết nghiệp ác của mình đã gây ra, thì mới tương ưng với nghiệp làm người tức là mới đủ duyên sanh làm người.
Vấn đề tái sanh luân hồi và nghiệp thiện ác không phải là vấn đề để cho người còn trí hữu hạn hiểu biết, càng luận về nhân quả luân hồi càng bị tưởng tri lừa đảo thành ra hiểu sai mất, vấn đề này phải là người có trí vô hạn không bị ngăn cách bởi không gian và thời gian mới thấu suốt, không bị tưởng tri đánh lừa.
Vấn đề này là vấn đề không ích lợi nên đức Phật gọi là hý luận. Trong lúc con người còn bản năng loài cầm thú hung dữ, chà đạp lên nhau vì miếng cơm manh áo và vật chất, kẻ mạnh ăn hiếp kẻ yếu, cuộc sống con người không còn có đạo đức khiến cho loài người quá khổ đau vì phải bon chen trong cuộc sống.
Vấn đề Phật giáo là vấn đề lợi ích cho cuộc sống của con người, đó là đạo đức nhân bản không làm khổ mình khổ người, chứ không phải ngồi thiền, niệm chú, tụng kinh, niệm Phật hay để tìm hiểu nhân quả ba đời mà khiến cho con người hết khổ. Ngồi thiền, niệm chú, niệm Phật, tụng kinh sám hối hay tìm hiểu nhân quả ba đời đó là những điều dễ bị tưởng lừa đảo dối gạt người.
Đạo Phật có mặt trên đất nước Việt Nam hơn 2000 năm, chùa cất khắp nơi đâu đâu cũng có, mà dân tộc Việt Nam có hết khổ chưa? Chùa càng nhiều càng tạo ra nhiều việc mê tín, lừa đảo, tiền mất tật mang. Hiện giờ chùa tháp xây cất hàng tỷ, tỷ bạc, chùa nào cũng đẹp đẽ khang trang như cung vàng điện ngọc, tiền bạc của tín đồ đổ vào như nước mà có ích lợi gì? Đời khổ vẫn còn khổ như vậy và còn khổ hơn. Đạo đức con người càng ngày càng xuống dốc, ngồi thiền, niệm Phật, niệm chú, tụng kinh, sám hối v.v... có giải quyết được những gì lợi ích cho xã hội đâu, hay là một sự tránh né của những người tiêu cực hoặc của những người mượn sự vô minh của người khác làm giàu trên mồ hôi nước mắt bằng danh nghĩa tôn giáo.
Trong lúc nhân dân Việt Nam nói riêng và con người trên hành tinh này nói chung đang cần có một nền đạo đức để con người đối xử với con người đừng làm khổ cho nhau. Bởi vậy cháu hỏi những điều này là những điều lừa bịp của các tôn giáo nói về con người bằng cách này hay bằng cách khác chứ không bao giờ nói đúng về con người cả.
Được thân người khó, là khó ở năm tiêu chuẩn làm người, chứ không phải khó ở thân người. Thân người cũng giống như thân của loài động vật. Động vật sinh ra trùng trùng thì con người cũng sinh ra trùng trùng. Như vậy thân người như thân động vật thì không khó, nhưng thân người khó là khó ở chỗ năm đức hạnh.
(ĐVXP tập IX)