Đây là quyển sách của thầy Thích Thông Lạc, giải thích về thế giới siêu hình, ngoại cảm do đâu mà có, tất cả loài người đang bị chính bộ não của mình lừa mà không biết. Chỉ có người chứng tam minh mới có khả năng biết được có thế giới siêu hình hay không? Giống như đức Phật đã từng nói: "Thế giới siêu hình là thế giới của tưởng tri, chứ không phải liễu tri"
Đây là những bài trả lời của HT Thích Thông Lạc trong bộ sách Đường Về Xứ Phật
Wednesday, December 14, 2011
LINH HỒN KHÔNG CÓ
at
6:14 AM
Labels:
Ngoại cảm,
Thế Giới Vô Hình
Thursday, February 10, 2011
THOÁT KHỎI TRẦN LAO VIỆC CHẲNG THƯỜNG
Duyên "sanh" có, thì duyên "ưu bi sầu khổ, bệnh, chết" có, nếu duyên sanh không thì duyên ưu bi sầu khổ cũng không. Như vậy, dứt duyên sanh thì ưu bi, sầu khổ bệnh chết sẽ dứt. Ưu bi, sầu khổ, bệnh, chết đoạn dứt là giải thoát, là niết bàn. Vậy muốn chấm dứt ưu bi sầu khổ, sanh tử luân hồi thì không còn cách nào khác hơn là phải đoạn dứt duyên sanh.
Con đường giải thoát duy nhất của đạo Phật bắt đầu tu tập để trở thành một vị tỳ kheo (tu sĩ) thì phải đoạn lìa sanh y. Nếu không đoạn lìa sanh y thì không thể nào thành tỳ kheo được. Vì vị Tỳ kheo là một tu sĩ đệ tử Phật. Sanh ở đây, quý thầy và các con phải hiểu là "sanh y". "Sanh" có nghĩa là sanh sống, cuộc sống, đời sống; "y" là nương tựa vào để sống, chớ không có nghĩa là "sanh đẻ", đản sanh như có một bài kinh Tương Ương đã giải thích. Do đó các nhà học giả theo nghĩa sanh đẻ, đản sanh mà giải thích "có sanh tức có tử" là không đúng nghĩa của kinh Thập Nhị Nhân Duyên. Đức Phật đã dạy duyên "sanh" chỉ là một duyên kết hợp với một duyên khác để tạo thành, sanh ra một con người, một thế giới đau khổ. Vậy làm cách nào để cho cho mười hai duyên nầy tan rã? Đọc hết giáo lý kinh Nguyên Thủy, ta thấy Đức Phật đã chọn duyên "sanh" làm vị trí cho chặng đường đầu tiên mà một vị tỳ kheo phải tu cho bằng được. Tỳ kheo mà không đoạn dứt được sanh y thì chưa phải là tỳ kheo, nghĩa là không phải là đệ tử xuất gia của đạo Phật.
Nếu chúng ta tu hành mà không đoạn dứt sanh y, còn tình cảm thương ghét, ngồi tại chùa mà tâm hướng về cha mẹ, vợ con, bạn bè, quyến thuộc, của cải, tài sản, v.v... nhớ nhung, thương tiếc thì làm sao mà tu hành giải thoát được? Hiện giờ, người nào cũng có hai tay, một tay thì ôm đời, còn một tay thì ôm đạo. Cũng giống như người đi thuyền, hai chân đứng trên hai chiếc thuyền. Đứng như vậy thì làm sao thuyền đi được? Nếu quý vị muốn tìm đường giải thoát ra khỏi cảnh khổ của cuộc đời thì quý vị phải bỏ tay đời, rồi dùng tay đó cùng với tay kia ôm chặt con đường đạo. Lúc bấy giờ quý vị sẽ thấy giải thoát ngay tức khắc. Đức phật đã dạy: "Dứt bỏ sanh y thì phạm hạnh mới xong". Lời dạy này rõ ràng và cụ thể, xác định dứt khoác "Có dứt bỏ thì có giải thoát".
Nếu chọn đạo làm con đường giải thoát kiếp sống lầm than đau khổ của mình, thì đạo có gian khổ cách nào ta cũng không chùn bước. Thà chết, chết trong đạo, chết trên bồ đoàn, chớ không thể chết dưới bồ đoàn. Chết trong sự giải thoát nhân quả, không thể chết trong tình cảm trói buộc gia đình, cha mẹ, vợ con ,anh, chị em, thân bằng quyến thuộc, v.v... Không thể chết vì của cải tài sản, sự nghiệp mà phải chết vì Đạo, vì sự chấm dứt đau khổ của đời người.
Người tu theo đạo Phật không còn làm ra tiền bạc nữa, cũng không còn cày ruộng, trồng rau để mà ăn. Ngày một bữa, đói xin cơm ăn, không xin tiền, khát xin nước uống, hoặc uống nước suối. Không có thuốc thang đành chịu, không than thân trách phận, không bỏ cuộc tu hành. Y áo rách thì xin y, áo mặc. Không có vẫn vui lòng chấp nhận để xả hết mọi pháp thế gian, để thoát ly những vật chất trói buộc làm khổ đau con người muôn đời muôn kiếp.
Đời sống đạo phải hoàn toàn đoạn lìa, không còn mang một chút gì của đời trong tâm hồn thì sự tu hành mới dễ dàng. Đừng ngồi đây mà lo đời, nghĩ nhớ cái này, cái kia, hoặc lo toan thứ này thứ nọ.
Đối với Phật tử, họ chỉ là cái nhân để cho quý thầy tạo cái duyên tu hành cho họ về sau. Đừng khuyến khích cho họ xuất gia tu hành ngay liền bây giờ, hoăc bày vẻ, kêu gọi họ cúng dường, làm từ thiện, xây chùa, xây tháp, hoặc trai tăng, tứ sự vv ? Đó là biến họ trở thành sự trói buộc quý thầy. Cũng vì duyên cúng dường, xây chùa tháp, làm từ thiện, v.v... mà quý thầy đã ngã quỵ trên đường tu hành của mình. Khi quý thầy làm trụ trì một ngôi chùa nào đó, hầu hết quý thầy ít bị gia đình trói buộc, mà bị Phật tử trói buộc. Họ cúng dường quý thầy cái nầy, để quý thầy thoả mãn nguyện vọng làm Phật sự thì họ cũng đòi hỏi quý thầy ở cái kia, mặc dù cái kia không phải là giáo pháp của Phật, quý thầy cũng phải làm theo cho vừa lòng họ.
Người tu sĩ lìa khỏi cuộc sống thế gian thì lại bị sai khiến trong cuộc sống xuất thế gian. Chúng ta lià bỏ đời để đi tìm mục đích giải thoát, nhưng không khéo lại bị người đời sai khiến làm lệch đạo.
Vượt thoát cuộc sống thế gian là một việc làm khó, vượt thoát đời sống không đúng của đạo Phật lại càng khó hơn. Vì những điều lệch lạc và không đúng của đạo Phật đã ăn sâu vào tâm não của mọi người. Nó đã trở thành những phong tục, tập quán truyền thống sâu sắc trong đời sống dân gian (mượn danh là Phật giáo). Kinh sách Nguyên Thủy của Đức Phật dạy chúng ta tu hành rõ ràng, cụ thể bằng giấy trắng, mực đen ghi chép từ ngàn xưa để lại. Thế mà chúng ta lại không vượt qua những tà thiền, tà giáo của ngoại đạo đang mượn danh Phật giáo.
Bởi vậy muốn giải thoát cảnh lầm than thế tục, vượt thoát những tà thiền, tà giáo của ngoại đạo, ta phải noi gương người, buông xuống, buông xuống hết. Còn những pháp nào mà Ngài đã thực hiện và giải thoát được sanh tử thì chúng ta phải giữ lấy mà hành trì, không nên biếng trễ, để trở thành người giải thoát hoàn toàn. (I/119-125)
** Mục đích và đường lối tu hành của đạo Phật là diệt ngã, xả tâm, ly dục ly ác pháp. Cho nên những pháp tu tập đều nhắm vào việc ngăn ác, diệt ác, sanh khởi thiện, tăng trưởng thiện pháp, khiến cho tâm được an vui và thanh thản hoàn toàn. Đó là tâm thanh tịnh, tâm giải thoát, tâm không còn tham, sân, si, mạn, nghi che mờ, và không còn bị thất kiết sử trói buộc nữa. Đó là tâm bất động của đạo Giải Thoát và là thiền định của Đạo Phật. (VIII/218)
** Nếu con không hiểu như vậy mà cứ ở trong thất tu tập tỉnh thức trong cảnh tịnh, thì tỉnh thức kia là tỉnh thức tưởng sẽ rơi vào trạng thát tỉnh lặng tưởng, thì không thể nào giải thoát tâm con được, mà còn có thể đưa con đến tà thiền, tà định, như các Thầy Tổ của chúng ta đã bị lạc đường theo giáo pháp Đại Thừa từ xưa đến nay.
Con phải tỉnh thức ngay trong các đối tượng, thường sống chánh niệm để tâm con từ bỏ và viễn ly ác pháp... Giáo pháp Đại Thừa chỉ dạy cách thức tu tập không có pháp hành, thường lý luận suông bằng những danh từ, có khi rất trừu tượng, mơ hồ, viễn vông, thiêú thực tế, phi đạo đức khiến cho người tu tưởng mình đã giải thoát theo ngôn ngữ. Nhưng nào ngờ giải thoát đâu không thấy, chỉ thấy bỏ công lao tu tập, đến khi gặp việc gì thì tâm nào cũng còn tật nấy. Rốt cuộc chỉ bị lừa đảo bằng miệng lưỡi với những danh từ triết lý suông. (VIII/220)
** Người tu hành theo Đạo Phật phải hiểu lý của đạo cho rõ ràng, biết mục đích của đạo phải cụ thể, không được mơ hồ, trừu tượng; và còn phải biết cách tu tập cho đúng, phải nương theo mọi cảnh, mọi đối tượng, mọi sự việc xảy ra, phải biết giữ gìn tâm, phòng hộ tâm, mà còn phải biết tu đức hạnh, tuỳ thuận, nhẫn nhục, bằng lòng trước các đối tượng, hoàn cảnh và mọi sự việc để phòng giữ, xả tâm, diệt tâm, viễn ly và từ khước các ác pháp, v.v... (VIII/221)
** Tu là buông xả sự ưa thích, ham muốn trước cảnh, trước pháp.... Chúng ta phải xa lià ác pháp và lòng ham muốn. Nhờ đó tâm được tịnh và giải thoát ngay liền. Đó chính là thiền định chân chính của Đạo Phật. Còn không tu hành đúng như vậy là tu tập tà thiền ngoại đạo. (VIII/222)
(Trích Cẩm Nang Tu Phật tập 2, www.chonlac.org)
at
7:45 PM
Labels:
Chánh kiến
SANH ĐÃ TẬN, PHẠM HẠNH ĐÃ XONG
Trong kinh Thập Nhị Nhân Duyên, Đức Phật đã dạy người mới vào tu , phải tu tập đoạn dứt duyên "sanh". Mười hai nhân duyên nối liền nhau như mắt xích sắt, duyên nầy có thì duyên có, duyên nầy diệt thì duyên kia diệt. Kinh nầy bắt đầu từ duyên Vô Minh.
1. Vì vô minh, không thấu rõ các pháp thế gian, lầm chấp chúng là thật có nên mới hành động chạy theo tâm ham muốn, sanh ra các pháp. Kinh dạy "Vô minh sanh hành" là như vậy.
2. Hành động theo lòng ham muốn dục lạc, chạy theo ái dục sanh ra thức, nên kinh dạy "Hành sanh ra thức".
3. Thức kết hợp noãn châu và tinh trùng sanh ra danh sắc, nện kinh gọi là "Thức sanh danh sắc".
4. Danh sắc là thân và tâm của con người, lần lần phát triển đầy đủ mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; nên kinh gọi "Danh sắc sanh lục nhập".
5. Lục nhập giao tiếp với lục trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; nên kinh dạy "Lục nhập sanh ra xúc".
6. Xúc tạo ra sự va chạm êm ấm, ngọt bùi, khả hỷ, khả lạc, nên kinh dạy "Xúc sang ra thọ".
7. Thọ sanh ra cảm giác thích thú, cảm mến, giận hờn, nên kinh dạy "Thọ sanh ra ái".
8. Ái là yêu mến nên cố giữ lại, bảo thủ không muốn xa lìa; nên kinh dạy "Ái sanh ra thủ".
9. Thủ là giữ lại, không để cho mấy mát, nên kinh dạy "Thủ sanh ra hữu".
10. Hữu là có, có vật nầy, vật kia, có thân tứ đại, thân ngũ uẩn, nên kinh dạy "Hữu sanh ra sanh".
11. Sanh phải nói đủ là sanh y. Sanh là của cải, tài sản vật chất, sự nghiệp, cha mẹ, vợ con, anh em, chị em,thân bằng quyến thuộc, bạn bè. Do đó, khi tài sản, của cải bị mất thì sanh ra buồn rầu, bệnh, khổ, và chết. Cha mẹ, vợ con chết cũng sanh ra buồn rầu, đau khổ, nên kinh dạy "SANH sanh ra ưu bi, sầu khổ, bệnh chết".
12. Ưu bi, sầu khổ, bệnh, chết là duyên cuối cùng của mười hai duyên nầy, và thế giới khổ đau hợp thành.
Sau khi quán xét mười hai nhân duyên, (cái nầy có thì cái kia có, cái này diệt thì cái kia diệt), và đã hiểu mười hai duyên này hợp lại thành thế giới đau khổ. Vậy nếu mười hai nhân duyên này rã tan thì thế giới hết khổ (hoại diệt). Muốn tránh khổ thì phải làm rã tan duyên nào trước?
Kinh điển Phát Triển và Thiền Đông Độ nhắm vào vô minh phá trước. Minh là Trí Tuệ. Muốn triển khai "Minh" Trí Tuệ, các nhà Đại Thừa và Thiền Đông Độ dùng pháp hành ức chế niệm thiện, niệm ác (Chẳng niệm thiện, niệm ác, bản lai diện mục hiện tiền). Do những pháp hành để triển khai trí tuệ như vậy, không ngờ đường tu tập ấy lại khai mở tưởng tuệ. Khi tưởng tuệ được khai mở thì lý luận các nhà Đại Thừa siêu việt, không tôn giáo nào tranh luận hơn được, nhất là lý Bát Nhã.
Do lý luận siêu việt, nó lại phá hoại Phật giáo chính gốc (Vô khổ, tập, diệt, đạo). Vì vậy Phật giáo chính gốc, không lý luận, tranh chấp, hơn thua, không có lý luận siêu việt. Chỉ dạy thẳng đời người là khổ, nguyên nhân sanh ra đau khổ, trạng thái tâm hết khổ đau, và tám cách thức tu tập để diệt khổ. Những pháp hành nầy cụ thể để mọi người ai cũng tu được, cũng thực hiện được sự giải thoát, hết khổ.
Vì thế nên kinh điển Nguyên Thuỷ nhắm vào duyên "sanh" để đoạn dứt ưu bi, sầu khổ, bệnh chết, nên kinh thường dạy: "Sanh đã tận, phạm hạnh mới xong".
Nếu một người tu tập quyết tìm đường giải thoát ra khỏi cuộc sống trần lao này thì phải buông xả như Phật và các bậc thánh tăng: không trang điểm, làm đẹp, của cải tài sãn bỏ sạch, cha mẹ, anh em, chị em, vợ con đều bỏ xuống hết như trong bài "Vượt Thoát" đã dạy. Đó là bứt tất cả sợi dây xiềng xích đang trói rất chặt mọi người. Chỉ có những bậc chân tu, thấy được nhân quả nên họ đã mạnh dạn dứt bỏ sạch để vượt thoát cảnh đời thế tục.
Sự dứt bỏ, vượt thoát này không phải ai cũng làm được. Nói thì rất dễ, nhưng làm thì rất khó, người tầm thường không thể làm được. Trong kinh dạy rất đơn giản: "Sanh đã tận, phạm hạnh mới xong", hoặc "Duyên sanh dứt thì bệnh, tử, sầu khổ ưu bi dứt". Những danh từ nghe thì dễ dàng, nhưng đứng trước tài sản, của cải, châu báu, ngọc ngà, cùng cha mẹ, anh chị em, vợ con, mà xả bỏ, hay đoạn tận là một việc không phải dễ làm. Nếu không đoạn tận thì không thể thực hiện được con đường giải thoát của đạo Phật. Tại sao vậy?
Tại vì đạo Phật là đạo giải thoát mà không bứt được những sợi dây xiềng xích vô hình đó đang trói buộc thì làm sao gọi là giải thoát được?
Hiện giờ có những người đang tu theo đạo Phật, đời chẳng muốn bỏ mà đạo lại muốn thêm, hai tay đều nắm hết. Do đó cuộc sống tu hành, Đời chẳng ra Đời, Đạo chẳng ra Đạo. Các thầy và các cư sĩ tu hành như thế chẳng đi đến đâu, chỉ uổng công cho một đời tu, lấy Phật giáo làm danh, làm lợi cho cuộc sống thế tục.
Tu theo Phật giáo thì người tu phải dứt "Sanh Y". Có đoạn sanh y thì tâm mới dứt đau khổ. Tâm có giải thoát đau khổ thì tâm mới thanh tịnh. Tâm có thanh tịnh thì tâm mới nhập thiền định. Tâm nhập thiền định thì tâm mới làm chủ được sự sống chết.
Người không đoạn dứt sanh y không thể nào ly dục, ly ác pháp và nhập tứ thánh định được. Nếu không ly dục, ly ác pháp và nhập tứ thánh định được thì không còn pháp nào tu tập để tu tập làm chủ sanh tử và chấm dứt luân hồi.
Đường về xứ Phật không khó, nhưng khó cho những ai không muốn dứt bỏ đời sống dục lạc và tình cảm thương mến ở thế gian. Pháp tu hành của đạo Phật không có gì huyền bí, kỳ đặc. Chỉ cần hiểu rõ đời sống thế gian là khổ vô vàn và khổ muôn kiếp. Đời sống xuất thế gian là dứt khổ, hết khổ, chỉ một đời sống nầy nữa mà thôi. (I / 114-118)
(Trích Cẩm Nang Tu Phật tập 2, www.chonlac.org)
at
7:45 PM
Labels:
Chánh kiến
PHÁP HÀNH
Bài "Vượt thoát Cuộc Sống Thế gian" là bài pháp dạy về "dứt bỏ". Muốn vượt thoát cuộc sống thế gian để trở thành người tu sĩ chân chánh, để trở thành bậc thánh nhân, bậc chân nhân, bậc giải thoát thì phải gan dạ đoạn dứt, dứt bỏ, từ giả, xa lìa, viễn ly tất cả các pháp thế gian:
1/. Xa lìa, từ bỏ, không trang điểm làm cho thân thể đẹp sang.
2/. Xa lìa, từ bỏ của cải, tài sản vật chất thế gian.
3/. Xa lìa, đoạn dứt tình cảm cha mẹ, vợ con, anh em chị em, thân bằng quyến thuộc...
Muốn dứt bỏ được ba trường hợp n ầy, quý vị phải trạch pháp, dùng pháp hướng như lý tác ý hàng ngày, phải đặt niệm trước mặt quán xét, suy tư:
Thân nầy là bất tịnh hôi thúi, có gì sang đẹp mà trang điểm. Hãy từ bỏ, viễn ly, không làm đẹp nữa.
Của cải, tài sản, vàng bạc, châu báu là những thứ làm ta đau khổ nhiều nhất, tai họa cũng từ đó mà sanh ra. Ta hãy xa lìa, tránh xa, khước từ, viễn ly như xa lìa loài rắn độc.
Cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, thân bằng, quyến thuộc, bạn bè đều do duyên nhân quả, nợ vay, vay nợ với nhau, chớ đâu có gì mà phải thương nhớ, phải ghét giận, phải khổ đau, phải mong ngóng. Ta hãy xả bỏ, đoạn dứt hết. (I/ 48-56)
VƯỢT THOÁT CUỘC SỐNG THẾ GIAN
Trong kinh Phật dạy: "Cạo bỏ râu, tóc, đắp áo cà sa, xuất gia, từ bỏ nhà cửa, sống không gia đình". Đây là giai đọan thứ hai trên đường tu tập của đạo Phật. Người cư sĩ muốn tiến tới giai đoạn nầy thì phải thấu hiểu rõ đời sống xuất gia, và tự hỏi liệu mình có thể sống được hay không.
Qua lời dạy trong đoạn kinh nầy: "Cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa". Đây là lời dạy dứt bỏ để cắt các duyên bên ngoài, không trang điểm làm đẹp, phải làm cho mình xấu xí, ăn mặc thì không chải chuốt, chỉ dùng những vải thô xấu. Hình ảnh bên ngoài phải phá và dẹp bỏ cái đẹp của trần gian, khiến cho mọi người không còn để ý đến thì mới dễ tu hành. Trong chuyện "Góp Nhặt Cát Đá" có kể câu chuyện một cô thiện nữ rất đẹp đến xin với một vị thiền sư cho cô tu hành. Vị thiền sư bảo: "Cô tu không được". Cô ngạc nhiên hỏi vị thiền sư: "Tại sao con lại tu không được? Xin thiền sư chỉ dạy cho". Vị thiền sư đáp: "Tại vì cô quá đẹp!"
Nghe xong cô trở về nhà tìm cách phá huỷ sắc đẹp của mình. Sau khi vết thương trên mặt đã lành, để lại một vết thẹo trên mặt khiến cho cô như giống ác quỷ. Bấy giờ cô trở lại gặp vị thiền sư. Vừa trông thấy mặt, vị thiền sư đã nhận ra cô và chấp nhận cho cô ở tu.
Câu kế, kinh dạy: "Từ bỏ tài sản, của cải, nhà cửa, sự nghiệp" ý Phật khuyên chúng ta phải buông xả vật chất thế gian, không còn một thứ gì ngoài ba y một bát, để tâm trí không còn lo lắng, hối tiếc, sợ hư hao, sợ mất mát, v.v...
Cũng bài kinh đó, câu cuối cùng, Phật dạy: "Sống không gia đình", nghĩa là đoạn dứt tình cảm cha mẹ, anh em, chị em ruột thịt, vợ con, bè bạn, người thân quyến thuộc, v.v....
Khi hiểu rõ từng đoạn kinh nầy, ta thấy Đức Phật đã chỉ dạy thật rõ ràng. Người cư sĩ quyết tâm đi theo con đường giải thoát của đạo Phật thì bắt đầu chuyển mình qua cuộc sống mới: cuộc sống đạo. Đoạn kinh nầy tuy ngắn, nhưng ta thấy sự chỉ dạycủa Đức Phật thay đổi vĩ đại cuộc sống con người:
1/. Người tu mà còn trang điểm, làm đẹp, làm dáng là không thể theo đạo Phật tu hành đến nơi, đến chốn được.
2/. Người tu mà không dứt bỏ tài sản, của cải vật chất, vàng bạc, của báu thì không thể nào theo đạo Phật tu hành đến nơi đến chốn được.
3/. Người tu mà không dứt bỏ tình cảm, không cắt đứt lòng luyến ái đối với người thân thì không thể nào theo đạo Phật tu hành đến nơi, đến chốn được.
Cái khó của người tu đạo Phật đầu tiên là ở ba trường hợp nầy: nếu dứt một, còn hai thì đi tu cũng vô ích, nếu dứt hai, còn một thì đi tu cũng chẳng có kết quả gì. Chỉ khi nào dứt trọn vẹn ba trường hợp nầy thì xuất gia tu hành mới đạt kết quả giải thoát. Nếu không dứt được ba trường hợp nầy thì quý vị có tu hành cũng chỉ là một cư sĩ trọc đầu mà thôi.
Xét qua ba trường hợp này, trước tiên ta phải bỏ trang điểm, làm dáng, làm đẹp, tập ăn mặc vải thật xấu. Kế đó tập bố thí, xả bỏ của cải tài sản, buông xả cho thật sạch. Đừng nghĩ rằng để dành, cất chùa, cất am cho thật đẹp, độ người tu. Điều nầy là lập luận của thế gian qua ngõ tôn giáo, và bị tâm mình lừa gạt. Tu để cứu mình thoát khỏi trầm luân. Chưa cứu mình được mà lo cứu người, đó là si mê, dại dột. Đó cũng là tâm danh lợi.
Ta phải xả bỏ hết của cải như ông Bàng long Uẩn, đem tài sản của cải, châu báu đổ hết xuống sông. Khi xả bỏ được hết của cải, tài sản, châu báu, vàng bạc thì ta giải quyết tình cảm như thế nào để không còn bị trói buôc, nhớ thương? Đây là một giai đoạn rất khó trong đạo Phật. Nghe thì dễ, nhưng thực hiện thì khó vô cùng. Muốn vượt thoát cuộc sống thế gian đâu phải ai cũng làm được. Phải là người gan dạ, đầy đủ nghi lực, cương quyết, dũng cảm thì mới vượt thoát được.
Một người như các cư sĩ đang ngồi đây, nghe thầy thuyết giảng, thử hỏi quý vị có thể bỏ gia đình đi tu ngay liền được hay không? Quý vị muốn đi tu, nhưng vợ con có đồng ý hay không? Nếu quý vị đoạn dứt, bỏ đi, thì quý vị đã làm trái với lời Phật dạy: "Không làm khổ mình, khổ người".
Quý vị sẽ hỏi thầy: "Sao Đức Phật đi tu bỏ cả gia đình, vợ con thương nhớ được?". Quý vị quên rằng khi Đức Phật đi tu thì đạo Phật chưa có. Do đạo Phật chưa có, nên chưa ai dạy điều này (đạo đức nhân quả). Còn bây giờ chúng ta đã có đạo Phật, nên có "đạo đức không làm khổ mình, khổ người". Vì thế bà Dhamar phải chờ chồng chết mới đi tu.
Hai chữ bổn phận trói buộc ta chắc hơn cả dây xích sắt. Bổn phận làm người, đối với cha mẹ, đối với vợ con, liệu chúng ta có dứt bỏ được không? Điều đó ít có ai làm được, đâu phải dễ. Một người làm được điều nầy ví như một bầy cá đang mắc trong lưới, chỉ có một con vượt thoát ra khỏi lưới, đó là một điều hy hữu ít có. Chúng ta là những người bị lưới gia đình, lưới vật chất, lưới danh, lưới lợi bao vây khắp cùng, không thể vượt thoát ra được. Thầy Minh Tông là một cư sĩ có vợ, con còn nhỏ, mẹ già đang bệnh tật. Nhưng đứng trước sự chết sống, bệnh khổ và tái sanh luân hồi của kiếp người, Thầy không chần chờ được nữa, mạnh dạn quyết tâm vượt ra khỏi mạng lưới, để thưcï hiện con đường giải thoát, cứu mình và cứu mọi người, trong đó có gia đình mình, cha mẹ và vợ con.
Không phải ai cũng có thể làm như cư sĩ Minh Tông được. Hầu hết quý vị đang có mặt ở đây, đang nghe thầy thuyết giảng, chẳng qua chỉ để nghe cho hiểu biết, chớ không đủ can đảm vượt qua những mạng lưới của gia đình, cạo bỏ râu tóc xuất gia, thay đổi cuộc sống hoàn toàn, cắt đứt dây mơ rễ má, tình cảm gia đình để thực hiện đời sống cao quý của đạo Phật. "Không làm khổ mình, khổ người", và đi sâu hơn nữa trên con đường của đạo Phật. Đó là thực hiện thiền định, tịnh chỉ các hành trong thân, làm chủ sự sống chết, quét sạch luật nhân quả, luân hồi. Những việc làm nầy, người cư sĩ tại gia, còn sống trong gia đình, không thể làm được. Con đường tu tập của đạo Phật không phải đơn giản như mọi người nghĩ, mà phải thực hiện từng bước. Ban đầu phải có bậc minh sư hướng dẫn tu tập đúng cách, đúng pháp.
Quý thầy và các con thử nghĩ xem các hành trong thân của chúng ta đang tự hoạt động như: tim đập, phổi hô hấp, bao tử nhồi bóp thực phẩm, ruột non, ruột gìa và da đang bài tiết, óc, thần kinh đang hoạt động, hơi thở ra vô liên tục. Thế mà người ta tập điều khiển làm cho các hành đều ngưng hoạt động, thì quý thầy và các con tự suy nghĩ đây không phải là việc dễ làm, dễ tu tập.
Nếu tâm quý vị còn đắm nhiễm mùi tục lụy thế gian, còn thương ,còn ghét, còn giận hờn, còn ham muốn vật nầy, vật kia, còn ham thích nói chuyện đời, chuyện đạo, tranh luận hơn thua, chưa từ bỏ viễn ly, chắc chắn quý thầy và các con không thể làm được những chuyện vĩ đại nầy.
Giáo lý của Đức Phật đã vạch cho chúng ta thấy con đường tu tập rất rõ ràng. Bắt đầu phải diệt trừ ác pháp, lià tâm ham muốn, lấy nhân quả làm nòng cốt tu tập thiện pháp, khiến cho tâm xa lià và đoạn dứt thất kiết sử, ngũ triền cái. Lần lượt tu tập buông thả, lập hạnh bố thí, cúng dường, và còn trau dồi những đức nhẫn nhục, tuỳ thuận, bằng lòng trong mỗi đối tượng, mỗi hoàn cảnh. Nếu bước đầu tu tập đúng như vậy, quý thầy và các con sẽ ly dục, ly ác pháp một cách dễ dàng. Mà đã ly dục, ly ác pháp được thì tâm của quý vị sống trong gia đình được yên vui, hạnh phúc, chẳng ai làm gì động tâm được cả, luôn luôn lúc nào tâm của quý vị lúc nào cũng thanh thản, an lạc.
Khi thực hiện được giai đoạn ly dục, ly ác pháp, quý vị sẽ có được một tâm hồn giải thoát, an lạc, và một cuộc sống an vui, hạnh phúc. Nếu quý vị mãn nguyện nơi đây thì con đường tu hành của quý vị mới đi một phần ba đường. Quý vị muốn đi quãng đường còn lại của đạo Phật trong chiếc áo người cư sĩ, chắc chắn quý vị khó mà thực hiện được.
Giai đoạn chuyển tiếp từ chiếc áo người cư sĩ đến chiếc áo của người tu sĩ, quý vị phải xả bỏ hết tài sản của cải như ông Bàng Long Uẩn. Khi xả bỏ hết tài sản, của cải thì ta mới giải quyết tình cảm như thế nào để không còn bị trói buộc, thương nhớ. Đây là giai đoạn rất khó. Nếu cha mẹ, anh, chị em, vợ con đều thông suốt Phật pháp thì dễ dàng dứt áo ra đi bằng ngược lại thì khó khăn vô vàn. Đó là phần hình thức, đồng ý hay không đồng ý, còn về tình cảm của ta đối với những người này, liệu ta có thể dứt bỏ dễ dàng không? Muốn tìm con đường tu hành giải thoát mà không mạnh dạn dứt bỏ, không đủ nghị lực xa lìa những người thân thương, thì dù tu ngàn kiếp cũng chẳng tới đâu....
Có xa lìa được tài sản, có dứt khoác được tình cảm thì mới nhập được chánh định, bằng không thì chỉ là tu hình thức, chẳng bao giờ nếm được mùi vị của giải thoát. Từ cuộc sống đời bước sang cuộc sống đạo, toàn bộ đều khác hẳn. Thế nên người tu muốn giải thoát mà không chuẩn bị sẵn sàng sẽ bị một cơn sốc nặng. Từ đó về sau cuộc sống "đời chẳng ra đời, đạo chẳng ra đạo", sự tu hành cũng chẳng đi tới đâu, phí uổng một đời người, chẳng ích lợi gì cho mình, cho người.
Người nào vượt qua đoạn đường này, ví như cá vượt vũ môn. Xưa Trang Tử cùng một người bạn đứng xem người chài lưới cá. Có một con cá từ trong lưới đang kéo lên vọt thoát ra ngoài, Trang tử vỗ tay ca ngợi: "Hay! Một con cá khôn thật!"
Người bạn hỏi: "Sao anh lại biết nó khôn?"
Đáp: Tất cả những con cá khác đồng chung số phận sa lưới, mà không thấy mình sa lưới, không thấy sự nguy hiểm, tai hoạ, không thấy sự đau khổ mất mạng, không thấy trên dao, dưới nước sôi lửa bỏng, không thấy mất mạng như chỉ mành treo chuông. Chỉ trong chốc lác, thì than ôi, còn chi là sự sống. Cả một bầy cá mà chỉ có một con vượt ra khỏi, không phải là khôn sao?
Ai là người khôn, thấy được thân này là vô thường, là khổ, là vô ngã, thấy thân này là bất tịnh, uế nhiễm, hôi thúi bệnh tật, khổ đau, thấy những người thân quyến thuộc là nhân quả, là những vay nợ với nhau. Người ấy hiểu rằng không có chi là thường còn, vĩnh viễn, các pháp trong thế gian này không phải là của mình nữa, mà là do duyên hợp, là đau khổ, là trói buộc.
Người tu theo đạo Phật mà không thấy ba trường hợp quyết định số phận tu hành của mình thì dù có tu đến đâu cũng chẳng ra gì, chỉ là hình thức tu sĩ mà thôi.
(Trích Cẩm Nang Tu Phật tập 2, www.chonlac.org)
at
7:44 PM
Labels:
Chánh kiến
ĐỜI SỐNG PHẠM HẠNH CỦA NGƯỜI TU SĨ PHẬT GIÁO
Ngoài các pháp hành thông thường của một người tu sĩ:
• Không đựơc gian tham, trộm cắp dù vật lớn, đến vật nhỏ như cây kim, sợi chỉ.
• Không nói dối, nói lời mất chính xác, mất sự thật.
• Không trồng trọt, làm ăn kinh tế, buôn bán v.v...
• Không làm khổ mình, khổ người, luôn luôn nhẫn nhục, tuỳ thuận, bằng lòng, nhưng phải sáng suốt trong trí tuệ nhân quả.
• Không ăn ngủ phi thời, sống thiểu dục, tri túc (ít muốn, biết đủ), thực hiện đời sống thập thiện, xin ăn, ngày một bữa, vào giờ ngọ trai.
Cần phải có đủ 14 điều sau đây mới đủ cho đời sống phạm hạnh của người tu sĩ Phật giáo:
1. Phòng hộ sáu căn bằng giới luật.
2. Ngăn ác pháp bằng Thánh Chánh Niệm Tỉnh Giác Định.
3. Diệt ác bằng Vô Lậu Thánh Định.
4. Sanh khởi thiện pháp bằng Sáng Suốt Định.
5. Tăng trưởng thiện pháp bằng Hiện Tại An Lạc Trú Định, tức là Định Niệm Hơi Thở.
6. Sống trầm lặng, độc cư.
7. Thích sống ở một mình.
8. Không kết bè bạn.
9. Thích sống giản dị.
10. Tránh tranh luận.
11. Tránh chỉ trích.
12. Tránh hý luận.
13. Tránh hội họp.
14. Tránh khoe khoang.
Có sống đúng phạm hạnh như trên thì mới mong nhập được bốn Thánh Định và thể hiện Tam minh. Nếu không tu đúng phạm hạnh như trên thì chẳng bao giờ nhập đúng chánh định và cũng chẳng bao giờ làm chủ sanh, già bệnh, chết, và chấm dứt luân hồi sanh tử. (VIII/139, 139)
at
7:44 PM
Labels:
Chánh kiến
TU THIỀN NHƯ THẾ NÀO ĐỂ KHÔNG DẬM CHÂN TẠI CHỖ?
Người tu thiền, ngồi nhiều, hoặc dùng pháp ức chế tâm để dừng vọng tưởng (tâm không niệm thiện niệm ác) thì sẽ dậm chân tại chỗ, không có lối tiến tới được nữa. Người tu thiền xả tâm, tâm như đất, xả ít tiến bộ ít, xả nhiều tiến bộ nhiều. Xả hết tức là tâm ly dục ly ác pháp, tâm như đất trời, đó là tu xong việc.
Tu xong việc thì tâm thường quay vào trong thân, không chạy theo các pháp trần, không dính mắc các pháp ác, tức là tâm không phóng dật theo các pháp bên ngoài. Như vậy là tâm đã định vào thân, tâm định vào thân là tâm bất động trước các pháp và các cảm thọ. Tâm bất động trước các pháp và các cảm thọ là tâm giải thoát hay là tâm diệt đế. Tâm diệt đế là tâm niết bàn, tâm niết bàn là tâm đoạn dứt lòng ham muốn và các ác pháp. Đó là tâm nhập vô tướng tâm định.
Muốn xả tâm cho được rốt ráo thì phải sống độc cư, không nên tiếp duyên bên ngoài với ai hết, không làm một việc gì cả (không được đọc kinh sách, không được làm mọi công việc, không được nói chuyện, dù chuyện đạo hay chuyện đời, không được nghe băng nhạc, băng thuyết giảng v.v...) mà duy nhất chỉ có một việc làm là thường quán xét thân tâm mình để xả các niệm, tâm ham muốn và các ác pháp. Nếu có một niệm khởi lên, dù đúng, sai, phải, trái, đều là phá hạnh độc cư, thì ta phải mau mau xả ngay, không được duy trì.
Người giữ gìn hạnh độc cư như vậy thì sự tu hành mới có tiến bộ, bằng ngược lại thì dậm chân tại chỗ. Người tu thiền xả tâm, mà giữ được hạnh độc cư thì xả tâm rất dễ dàng. Còn giữ hạnh độc cư không được thì xả tâm không được, nên tu thiền không tiến bộ, nói đúng hơn là không có kết quả giải thoát, chỉ phí một đời tu mà chẳng có ích lợi gì cho mình, cho người. (VIII/ 302-304)
CÁC PHÁP KHÔNG PHẢI CỦA TA
Trong kinh đức Phật dạy: thân nầy không phải của ta, thọ tưởng, hành, thức cũng không phải của ta; lục căn, lục trần cũng không phải của ta; cho nên nghiệp ác hay thiện cũng không phải của ta. Chỉ vì không hiểu rõ (vô minh) ta mới lầm chấp là của ta. Do sự lầm chấp nầy, chúng ta mới bảo vệ nó, tạo ra nhiều điều ác khiến cho chúng ta phải chịu khổ từ kiếp nầy đến kiếp khác không hề dứt, trôi lăn trong sáu nẽo luân hồi.
Nhờ giáo pháp của đức Phật dạy, chúng ta mới hiểu rõ các pháp trong thế gian là do các duyên hợp mà thành, chứ không có vật gì thường hằng, vĩnh cửu. Đức Phật nói: "Nếu còn có một vật gì thường hằng như một chút xíu đất trong móng tay ta thì con người không thoát khỏi, và đạo ta cũng không xuất hiện ở đời".
Hiện giờ chúng ta đã ngộ được lý duyên khởi ấy, nhưng tu cho thân, thọ, tâm, pháp, lục căn, lục trần, lục thức thật sự không phải là ta, của ta, thì phải tu hết sức, và còn phải siêng năng, chuyên cần, tinh tấn, và với một nhiệt tâm tha thiết tìm cầu sự giải thoát. Nếu không nổ lực tu hành thì tất cả những thứ này, chúng ta đều cho là thật có, là ta, là của ta.
Khi muốn phá thân kiết sử này, ta phải sống một đời sống giới hạnh đầy đủ, phải độc cư trọn vẹn suốt 3 năm đến 5 năm, chớ không phải nói suông được. Hằng ngày, phải tu cho đúng pháp, đúng cách, đúng căn cơ, đặc tướng. Nếu tu không đúng pháp, đúng cách, đúng đặc tướng, căn cơ thì sẽ hoài công vô ích. Tất cả các pháp ấy vẫn bị dính mắc, đều là ta, là của ta. Nói thì rất dễ, nhưng bỏ được cái ta và của ta là rất là khó.
Tu cho đúng pháp Phật dạy thì nghiệp quả của thân không còn ý nghĩa gì cả, vì chuyển nghiệp quả khổ thành nghiệp quả phước báo, nên thảnh thơi, an lạc, vô sự. Còn tu sai thì muôn đời, nghìn kiếp nghiệp thân cứ mãi tái sanh luân hồi và phải chịu thọ khổ vô lượng kiếp.
Người ta gán cho đạo Phật là đạo Vô Ngã, nhưng thật ra, chúng ta nghiên cứu kỹ lại thì đạo Phật là đạo "Hữu Ngã thiện pháp" và "Vô ngã ác pháp". Do vậy, đức Phật xác nhận có hai lộ trình: "Có hai đường đi, một là đường ác, hai là đường thiện. Người làm ác từ đường ác đến chỗ khổ, người làm lành dạo chơi đường lành đến chỗ vui" (Tăng Nhất A hàm, tập 3 trang 498). Đã đi trên con đường thiện thì làm sao gọi là vô ngã cho được? Thì làm sao là không ta, không của ta được?
Do những điều trên đâu mà chúng ta suy gẫm và tư duy biết rất rõ các pháp của Đức Phật thực hiện được, còn tất cả các pháp của Đại Thừa và Thiền Đông Độ chỉ là những lý thuyết suông như: "Phật tánh, vô ngã, vô sở đắc, ngã pháp đều không". Đó là những điều không thể làm được.
(Trích Cẩm Nang Tu Phật tập 2, www.chonlac.org)
BẢN THỂ TUYỆT ĐỐI
Với trí hữu hạn của con người mà đòi hiểu bản thề tuyệt đối của vạn hữu, cũng như dùng mắt thường mà muốn tìm thấy vi trùng trong ly nước. Vậy mà con người vẫn không nhận ra điều ấy, lại dùng tưởng tri để hiểu. Họ hiểu sai tất cả mà cứ ngỡ rằng mình hiểu đúng, rồi đem truyền dạy cho người khác cũng hiểu như mình. Từ đó thế giới tưởng thành hình, mọi người ai cũng tôn thờ, cung kính, xem như thế giới vĩnh hằng bất biến của loài người.
Người xả tâm sạch không phải đạt được bản thể tuyệt đối mà chỉ mới làm chủ tâm mình (ly dục, ly ác pháp). Đối với đời sống hằng ngày họ không còn phiền não, đau khổ, thương ghét, hận thù, v.v... Trong bốn cái khổ của kiếp người, họ mới làm chủ được một cái (sanh). Trên đường đi đến cứu cánh giải thoát, họ còn phải tu tập nhiều nữa.
Bản thể tuyệt đối mà các tôn giáo và các pháp môn khác đề cập đến đều là tưởng giải của họ mà thôi. Người tu Phật phải luôn luôn ghi nhớ rằng "mục đích của sự tu tập là để giải quyết bốn nỗi khổ của kiếp người là sanh, già, bệnh, chết".
Sau khi giải quyết bốn cái khổ của kiếp người xong thì Đức phật xác định: "Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc làm đã làm xong, không còn trở lui trạng thái nầy nữa". Đến đây chắc có người sẽ hỏi: "Còn có cái gì không?" Nếu nói còn là chấp thường, chấp ngã, nếu nói không thì chấp đọan. Bởi vì với trí hữu hạn, con người không nên tìm hiểu xa hơn, mà chỉ biết tu tập như thế nào để thoát khổ của kiếp người là hạnh phúc lắm rồi. Mục đích của đạo Phật là như vậy, còn tìm hiểu thêm thì hiểu sai, mà hiểu sai thì lại sanh ra chấp đắm, tạo nhiều đau khổ và còn đau khổ nhiều hơn.
Chính vì hiểu sai sự vật (vô minh), nên con người đã lầm chấp thế giới hữu hình và thế giới vô hình là thật có, và tạo ra muôn vàn đau khổ. Bây giờ thoát khổ rồi mà lại hỏi còn có khổ nữa hay không thì thật là điên đảo hết chỗ nói. Ở chỗ nầy, với trí phàm phu, ai muốn hiểu sao cũng được. Chỉ có người tu hành, khi đạt đến đó được thì mới hiểu rõ ràng. Kẻ không tu mà muốn biết, cố tìm hiểu cũng chỉ là hiểu tưởng mà thôi (hiểu sai bét), và sự hiểu sai đó tạo ra sự mê tín, lạc hậu của con người cổ xưa, mà đức Phật, cách đây 2544 năm đã nói trong bài kinh "Pháp Môn Căn Bản". Bây giờ, sang thế kỷ 21, chẳng lẽ ta cũng còn sống trong tưởng tri nữa hay sao? Cũng còn lạc hậu như xưa hay sao?
at
7:42 PM
Labels:
Chánh kiến
CÁC PHÁP DUYÊN HỢP
Các pháp đều do duyên hợp mà thành, nên phải chịu luật vô thường, biến dịch, không có một cái gì thường hằng, bất biến trong thế gian nầy mãi mãi. Nếu ai nghĩ rằng trên hành tinh nầy có một vật gì thường hằng, bất biến, thì vật đó chỉ là sự tưởng tri của họ mà thôi. Nếu có một vật thường hằng bất biến thì các pháp duyên hợp không bao giờ có. Các pháp duyện hợp không có thì luật nhân quả không có. Luật nhân quả không có thì luật âm dương cũng không có, và vạn vật cũng không sanh sôi nẩy nở được. Nếu vạn vật trên hành tinh nầy không có thì đạo Phật ra đời để làm gì?
Xét tận cùng thì do duyên hợp mới tạo ra vòng quay nhân quả và đạo Phật ra đời giúp loài người chủ động điều khiển nhân quả, đoạn dứt các pháp duyên hợp để chấm dứt cảnh luân hồi, khổ đau của kiếp người. (IV/178)
at
7:42 PM
Labels:
Chánh kiến
LÀM CÔNG QUẢ
Trong thời Đức Phật còn tại thế, vấn đề làm công quả thì gần như không có. Vì là một du tăng khất sĩ, sống rày đây mai đó, không có ở một chỗ nào quá lâu, nên vấn đề công quả không cần thiết. Các tu sĩ, mỗi buổi sáng đi khất thực để sống ngày một bữa, nên dồn tất cả thời gian rãnh rang vào tu tập và rèn luyện pháp hướng tâm.
Cho nên một số người hiện giờ làm công quả từ chùa nầy đến chùa khác để tìm cầu sự giải thoát thì chắc chắn không bao giờ có được, chỉ uổng cho một đời tu hành bị người khác lừa đảo, làm công không cho họ mà họ không tốn tiền.
"Làm công quả để được phước báo", điều này chúng ta dễ bị lừa. Phước báo của đạo Phật là do chính mình ngăn ác, diệt ác pháp, hoặc ly dục ly ác pháp thì phước báo đến liền với mình ngay tức khắc. Còn làm công quả thì thân thể mệt nhọc, tâm sanh ra buồn ngủ; cơ thể mệt nhọc, tâm sanh ra buồn ngủ là trạng thái mất tỉnh thức. Mất tỉnh thức tức là vô minh, mà vô minh thì làm sao có phước được?
Người làm công quả thì không bao giờ tu được. Nếu suốt đời làm công quả thì cũng chỉ là một người làm công cho kẻ khác, chẳng có ích lợi gì cho mình, chỉ là một người ngu mà thôi.
Khi bước vào đạo Phật trong chiếc áo của người cư sĩ (nghĩa là chưa thọ giới luật) nếu chúng ta có thể làm được những gì để giúp cho chư tăng yên tâm tu hành thì cứ làm. Đó là gieo nhân tu hành cho chúng ta ở ngày mai, chứ không phải làm công quả để cầu phước báo. Nghĩ như vậy là sai lầm. (VIII / 321-322)
VỌNG TƯỞNG
Ý thức là một trong sáu thức của thân tứ đại: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức. Nếu gọi ý thức là tâm thì cũng không đúng. Chúng ta nên đặt thành vấn đề, nếu gọi ý thức là tâm thì nhãn thức cũng có thể gọi là tâm. Như vậy nhĩ, tỷ, thiệt, thân thức cũng gọi là tâm. Nếu sáu thức đều là tâm thì tâm là sáu thức như vậy có cần gì phải gọi sáu thức nầy để làm chi? Cũng như tưởng thức, tự nó nghe, thấy, nếm, ngửi, cảm xúc và phân biệt mà không cần sáu căn. Còn sắc thức của thân tứ đại thì cần đến sáu căn. Muốn nghe thì phải có nhĩ căn và nhĩ thức, muốn thấy phải có nhãn căn và nhãn thức, chứ không như tưởng thức được. Do đó ý thức không phải là tâm thức. Tâm thức là cái biết để thực hiện Tam Minh, chứ không phải như tưởng thức và sắc thức. Bởi khi Đức Phật sắp chứng đạo hoàn toàn, Ngài dẫn tâm đến Tam Minh, tức là dẫn tâm thức chứ không có dẫn sắc thức và tưởng thức. Như vậy, lúc bấy giờ, Đức Phật dùng tâm thức chứ không phải là dùng ý thức và tưởng thức.
Nếu nói tâm thức là vọng tưởng thì không đúng, còn nếu bảo sắc thức và tưởng thức là vọng tưởng thì cũng không đúng. Người ta đã lầm khi thấy niệm lăng xăng trong đầu (loạn tưởng) cho đó là tâm thức, ý thức, tưởng thức thì sai tất cả. Những niệm sanh khởi trong tâm của chúng ta là nghiệp nhân quả do tâm chúng ta huân tập lâu ngày đã thành thói quen (tạp khí), nên thường lăng xăng trong đầu của chúng ta. Chỗ nầy có rất nhiều người đã hiểu lầm lạc, vì thế nên khi tu hành cứ lo ức chế tâm cho hết vọng tưởng, ngồi thiền nhiếp tâm trong hơi thở, trong câu niệm Phật, trong mỗi hành động đi, đứng, nằm, ngồi, v.v... Vì hiểu sai, nên họ đã tu sai.
Muốn tâm không phóng dật, tức là không có vọng tưởng, thì phải biết gốc của vọng tưởng từ đâu mà có. Nó có từ nhân quả thiện ác, cho nên Đức Phật dạy: "Ngăn ác, diệt ác pháp, sanh thiện, tăng trưởng thiện pháp". Tu tập như vậy sẽ không có vọng tưởng , không có vọng tưởng tức là tâm không phóng dật.
Muốn khắc phục vọng tưởng thì không nên ức chế vọng tưởng trong tâm ta, mà phải dùng pháp Tứ Chánh Cần xả ly tâm tham, sân, si, mạn nghi và thất kiết sử thì vọng tưởng sẽ hết, tức là tâm không phóng dật. Tâm không phóng dật là tâm định trên thân, hay nói cách khác là tâm đã ly dục, ly ác pháp nhập Sơ Thiền. Tâm đã nhập Bất Động Tâm Định. (VIII / 307-308)
at
7:41 PM
Labels:
Chánh kiến
VÀI ĐIỀU CẦN NHỚ VỀ THAM, SÂN, SI
1/. Ly ngũ dục lạc chưa hẳn là đã ly tâm tham. Còn ăn, uống, ngủ nghỉ phi thời thì dù có tu định vô lậu cũng không đoạn dứt được tâm tham.
2/. Làm sao biết được người tu hết sân? Khi người tu hết sân thì trước đối tượng lời nói ôn tồn, nhã nhặn, nhẹ nhàng, êm dịu. Khi tu không có đối cảnh thì diệt tâm sân bằng pháp hướng.
3/. Người phá được tâm si, sức tỉnh thức cao nên ngủ ít ,không ngủ phi thời và ngủ đúng giờ. Khi toạ thiền, người ấy cũng không bị hôn trầm, thuỳ miên, vô ky.
at
7:40 PM
Labels:
Chánh kiến
NGƯỜI NHẬP ĐỊNH LÂU NGÀY CHO ĐẾN 5, 10 NĂM THÌ RÂU, TÓC VÀ MÓNG CÓ MỌC DÀI KHÔNG?
Khi một người nhập định lâu ngày (diệt thọ, tưởng định) thân hành, khẩu hành, ý hành đều ngưng nghỉ hoàn toàn thì các tế bào cũng ngưng hoạt động. Râu, tóc, móng tay, móng chân cũng ngưng mọc. Tại sao? Tại vì toàn bộ ngũ uẩn ngưng nghỉ, thì luật vô thường không còn tác động vào thân này được nữa dù hành giả nhập định một ngàn năm vẫn giữ cơ thể như mới nhập định. Thế nên luật vô thường biến hoại cơ thể con người khi toàn thân con người còn hoạt động. Khi toàn thân ngưng hoạt động thì cơ thể không biến hoại thay đổi nữa. Vì thế râu, tóc ngưng mọc. Nếu râu, tóc, móng tay, móng chân còn mọc tức là cơ thể vô thường, còn đổi thay từng giờ từng phút.
Bên Trung Quốc, thời nhà Đường có câu chuyện huyền thoại một vị thiền sư nhập định một ngàn năm, móng tay, móng chân, râu, tóc ra dài quấn quanh mình của thiền sư. Nếu không có người nhập định được thì câu chuyện nầy cũng tin là có thật. Phải nói đây là bọn đại bịp. Vua chúa nhà Đường bịa đặt ca ngợi Thiền Tông nhưng không có kinh nghiệm nhập định nên tưởng tượng, bịa đặt ra như thế. Họ không ngờ luật vô thường không thể nào chi phối được hành giả nhập "Tứ Thánh Định" chứ chưa nói tới "Diệt thọ tưởng định".
Nhập thiền định Đông độ thì thân hành, khẩu hành, ý hành đều không ngưng nghỉ nên móng tay, móng chân, râu, tóc mọc như người bình thường. Do đó mới biết Thiền Đông độ không làm chủ "sanh, lão, bệnh, tử". Đây là một loại thiền lạc vào pháp tưởng cho nên các tế bào trong thân vẫn phát triển bìng thường (râu, tóc... mọc).
(Trích Cẩm Nang Tu Phật tập 2, www.chonlac.org)
at
7:40 PM
Labels:
Chánh kiến
NHẬP TỨ THIỀN, TỊNH CHỈ HƠI THỞ THÌ CÁC TẾ BÀO KHÔNG SỐNG ĐƯỢC
Khi người nhập Tứ Thiền thì hơi thở "tịnh chỉ". Mà hơi thở đã ngưng thì tất cả các hoạt động trong thân đều ngưng hoạt động hết. Máu dừng lại nhưng không đông đặc, hơi ấm trong người còn, không mất, những tế bào não từ lâu đã hoạt động cùng với nhịp thở thì hiện giờ đều ngưng hết. Những phần tế bào nào từ lâu chưa hoạt động thì bây giờ nó mới bắt đầu hoạt động. Vì thế mà hơi ấm trong người không mất, sáu căn không bị hư hoại, thân mới phục hồi lại dễ dàng.
Khi người tu tập nhập Tứ Thiền, đó là giai đoạn đánh thức tế bào não mà từ lâu nó chưa hoạt động. Khi nó chịu hoạt động thì hơi thở chúng ta mới tịnh chỉ; lúc bấy giờ chúng ta mới nhập Tứ Thiền.
Cái hay của đạo Phật là chỉ dùng pháp hướng mà không dùng ức chế điều khiển. Điều khiển, sai khiến bằng một lực vô hình của tâm, vừa tịnh chỉ hơi thở thì vừa đánh thức tế bào não.
Cách thức tu tập nầy rất là khoa học, không có khổ công tu tập như thiền Yoga. Thế mà vi diệu, hy hữu, ít có pháp môn nào sánh kịp.
at
7:39 PM
Labels:
Chánh kiến
BA GIAI ĐOẠN TU TRÍ TUỆ
Giới hạnh là trí tuệ, trí tuệ là giới hạnh. Đó là giai đoạn tu tập trí tuệ thứ nhất về giới luật của đạo Phật mà tất cả các vị tu sĩ Phật giáo, không phân biệt tỳ kheo tăng, Ni, và cư sĩ. Tất cả đều phải lấy giới luật làm Thầy, vì giới luật là trí tuệ của người tu sĩ Phật giáo.
Trí tuệ là thiền định, thiền định là trí tuệ. Đây là giai đoạn tu tập trí tuệ thứ hai về giới, định, tuệ của đạo Phật. Trong kinh Sonadanda,Đức Phật đã dạy: "Vị ấy chứng và trú Sơ Thiền... chứng và trú Nhị Thiền... đệ Tam Thiền... này Bà la môn, như vậy là trí tuệ". (Trường Bộ Kinh, tập I, trang 223)
Ở đây chúng ta thấy Đức Phật đã xác định rõ ràng giới luật là trí tuệ, là thiền định; thiền định là giới luật, là trí tuệ. Người có trí tuệ, nhất định có giới luật, có thiền định; người có giới luật, nhất định có trí tuệ, có thiền định; người có thiền định, nhất định có giới luật, có trí tuệ. Từ đó chúng ta suy ra lời dạy của Đức Phật trên đây, chúng ta biết mình phải tu trí tuệ, tức là tu giới luật và Tứ Thánh Định, Tứ Thánh Định là trí tuệ của đạo Phật, nếu người nào không nhập Tứ Thánh Định được thì không thể gọi là trí tuệ về thiền định được.
Chúng ta đã học được những điều rất hay về trí tuệ của đạo Phật. Mới vào đạo, chúng ta học trí tuệ về giới luật. Sau khi trí tuệ về giới luật thành tựu, ta làm chủ được tâm ta, tức là ta đã ly dục ly ác pháp. Ly dục ly ác pháp là tâm ta bất động trước các pháp và các cảm thọ.
Khi tâm ta ly dục ly ác pháp là tâm ta đã thanh tịnh, ta tiếp tục tu tập trí tuệ về thiền định. Sau khi trí tuệ về thiền định đã thành tựu, ta làm chủ được thân ta, tức là ta làm chủ được sanh, già, bệnh, chết do ta tịnh chỉ các hành trong thân.
Khi ta thành tựu trí tuệ thiền định xong, ta tiếp tục tu tập về trí tuệ Tam Minh. Sau khi trí tuệ Tam Minh thành tựu chúng ta chấm dứt tái sanh luân hồi, tức là ta chỉ còn có một đời sống nầy mà thôi.
Trong kinh Sonadanda dạy: "Tâm hướng đến tri kiến ? Này Bà la Môn, như vậy là trí tuệ" (Trường Bộ kinh, tập I, trang 223). Đoạn kinh nầy đức Phật dạy: "Tam Minh là trí tuệ, trí tuệ là Tam minh. Người có trí tuệ tức là có Tam Minh, người có Tam Minh tức là có trí tuệ". Đây là trí tuệ vô lậu, người có trí tuệ nầy là người đã đi suốt quãng đường của Phật "Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm, sau đời hiện tại không có đời sống nào khác nữa". (Trường Bộ kinh tập I, kinh Sa Môn Quả, trang 155)
Đây là ba giai đoạn tu tập trí tuệ của đạo Phật bằng lộ trình Giới, Định, Tuệ. Ngoài lộ trình này không bao giờ còn có một lộ trình nào khác nữa để tìm tu có trí tuệ giải thoát. (VIII / 128-133)
at
7:39 PM
Labels:
Chánh kiến
TRÍ TUỆ VÀ GIỚI HẠNH
Trong kinh Sonadanda, Đức Phật đã xác định rằng tu về trí tuệ tức là phải tu về giới luật. Giới luật là đức hạnh của người tu sĩ, nếu không tu về giới luật thì chúng ta không có trí tuệ. Cho nên tu về trí tuệ tức là tu tập sống một đời sống phạm hạnh của một vị Thánh Tăng. Tu về trí tuệ không phải là ở chỗ học hỏi thông suốt Tam Tạng Thánh Điển hay có cấp bằng Tiến Sĩ Phật Học.
Người nhập Sơ Thiền là người sống đúng phạm hạnh của một vị tỳ kheo đệ tử Phật. Người ấy không hề vi phạm một lỗi nhỏ nhặt nào trong giới luật. Người ấy sống ba y một bát, ngày một bữa đi xin ăn, cuộc sống trầm lặng, độc cư, an tĩnh như mặt nước hồ thu. Người ấy là người phạm hạnh, là bậc Trưởng Lão, Thánh Tăng. Người ấy là người đức hạnh, thánh thiện vì đã ly dục ly ác pháp. Người ấy xứng đáng là Thầy của chúng ta, vì Đức Phật đã xác định: "Giới luật là Thầy của các vị tỳ khưu". Thế nên, người nào sống đúng giới luật là Thầy của chúng ta, dù người đó chỉ là một Sa Di, một cư sĩ. Còn ngược lại dù vị đó là một vị Tỳ Kheo, Thượng Toạ, Hoà Thượng, có hạ lạp cao, có học thức rộng, có thông suốt Tam Tạng Thánh Điển mà giới luật không nghiêm chỉnh thì không phải là Thầy của chúng ta.
at
7:38 PM
Labels:
Chánh kiến
HAM TU CẢNH TỊNH
Tu mà còn thích cảnh này, cảnh kia, sống phải như thế này, sống phải như thế kia v.v.... Thích cảnh tịnh, sợ cảnh động, thích nhập thất ở không, thích ngồi thiền, thích khổ hạnh, thích giản dị, thích tự do và tự tại theo ý muốn của mình, v.v... Đó là cách tu theo lòng ham muốn của mình. Tu như vậy là tu tránh né cảnh và né các pháp, không bao giờ có sự giải thoát.
Tu là buông xả sự ưa thích, ham muốn trước cảnh, trước pháp. Trước mọi cảnh, mọi pháp nào, tâm chúng ta phải buông xả cho được. Đó chính là tu tập thiền định của đạo Phật, còn không tu hành đúng như vậy là tu tà thiền, ngoaị đạo.
Con phải nhớ lấy cảnh động và dùng pháp hướng tâm như lý tác ý để giúp tâm con xa lìa ác pháp và lòng ham muốn. Nhờ đó tâm được an tịnh, đó là giải thoát ngay liền. Đó cũng là thiền định chơn chánh của đạo Phật. Đừng nên tránh né trốn cảnh mà tu, đừng nên lý luận "tâm còn yếu" để rồi tránh cảnh thì tu ngàn kiếp cũng chẳng ra gì!
Tu là phải nhiệt tâm, gan dạ, kiên trì, phải đầy đủ nghị lực, quyết chiến, quyết thắng. Phải đem hết sức lực mình ra chiến đấu đến tận cùng, để tâm hồn mới được thanh thản, an lạc và vô sự. Chỉ có những người nhiệt tâm, nhiệt huyết muốn ra khỏi cuộc đời đầy đau khổ thì việc tu tập này không còn khó khăn nữa. Con nên nhớ là người tu sĩ đạo Phật là một dũng tướng như Triệu Tử Long ở trận Đương Dương Trường Bản. Có như vậymới chiến thắng được nội tâm. (VIII/221-223)
at
7:37 PM
Labels:
Chánh kiến
NHẬP THẤT
Nhập thất có nhiều giai đoạn:
1/. Giai đoạn phòng hộ.
2/. Giai đoạn xả ly (tỉnh giác chánh niệm)
3/. Giai đoạn định (Tứ Thánh Định)
4/. Giai đoạn tuệ (Tứ Như Ý Túc)
Hai giai đoạn đầu nhập thất trong mọi hoàn cảnh, mọi đối tượng, làm mọi sự việc. Hai giai đoạn sau nhập thất nơi hoang vắng (ẩn tu).
Người mới tu, tâm chưa xả (ly dục, ly ác pháp) mà vội vào nhập thất tức là tránh duyên, tránh cảnh. Đó là hình thức ức chế tâm, nén tâm, khi tiếp duyên, tiếp cảnh thì tâm nào (tham, sân, si) tật nấy (lòng dục) vẫn còn nguyên, và cường độ còn mạnh hơn trước.
Người mới tu, theo Đức Phật dạy, phải ngay "thân hành niệm" mà tu, thân làm gì thì ý phải tập trung vào việc làm ấy.
Người mới tu phải tu tập trao dồi thân tâm trong các đối tượng, mọi hoàn cảnh, mọi sự việc để xả tâm ly dục, ly ác pháp.
Người mới tu phải lấy lao động làm sự tu tỉnh giác thì tỉnh giác ấy tu tập dễ dàng. Người mới tu mà không lao động thì dễ rơi vào vô ký, thuỳ miên, hôn trầm, sanh ra lười, mệt mỏi, bần thần, thích ngủ, thích ăn, thích chạy theo dục lạc.
Người mới tu mà quá say mê trong lao động, tìm việc làm hoài (mê việc làm) thì đó là tu sai.
Người mới tu phải thấy sự xả tâm là điều quan trọng. Nếu không thấy được điều nầy mà cứ nhập thất tu tập ức chế tâm thì tu tập chẳng đi đến đâu, chỉ uổng cho một đời mang tiếng tu hành.
Người tu tập để ly dục, ly ác pháp được thì mới nhập thất ở nơi hoang vắng một mình không làm gì hết, hằng ngày nổ lực rèn luyện đạo đức để điều khiển được sống chết và chấm dứt tái sanh luân hồi.
Như Ông Mục Kiền Liên đã xả ly dục và ác pháp, Ông mới xin Phật vào cư trú nơi khu rừng hoang vắng để tu tập rèn luyện đạo đức. Nhờ Phật trực tiếp chỉ dạy Ông mới nhập được các định và dùng đạo lực thể hiện các thần thông. Vì thế trong đệ tử của Phật, Ông là người đệ nhất thần thông.
Chỉ khi nào tâm xả ly dục lạc thế gian thì lúc bấy giờ mới nhập thất, không lao tác, tập luyện "Tứ Như Ý Túc".
Tâm chưa xả ly dục và ác pháp mà vội vào thất thì chẳng khác nào như người yếm thế trốn đời, chẳng có ích lợi gì cho đời. Người tu như vậy là người chưa rõ cách thức tu. (II/ 156-57)
(Trích Cẩm Nang Tu Phật tập 2, www.chonlac.org)
at
7:37 PM
Labels:
Chánh kiến
CÓ PHÁP TU NÀO ĐÚNG ĐẮN, KHÔNG RƯỜM RÀ ĐỂ DIỆT NGÃ XẢ TÂM, NHẬP BỐN THÁNH ĐỊNH?
Có chứ! Con chỉ cần tu Định Chánh Niệm Tỉnh Giác và Định Vô Lậu. Khi xả sạch tâm lậu hoặc thì đạo lực của con có đủ sức nhập Bốn Thánh Định (Sơ Thiền cho đến Tứ Thiền) và còn thực hiện đầy đủ Tam Minh (Túc Mạng Minh, Thiên Nhãn Minh, Lậu Tận Minh).
at
7:36 PM
Labels:
Chánh kiến
MƯỜI ĐIỀU TÂM NIỆM
(do chúng tôi góp nhặt từ các pháp thoại của Thầy)
1/. Tập ít nói, tư duy rồi mới nói. Dè dặt trong lời nói. Không nói chuyện tào lao, bàn chuyện người khác ( nhất là chuyện riêng của các vị xuất gia).
2/. Thường giữ gìn ý tứ khi làm việc, hay tiếp xúc với mọi người. Hành động phải ôn tồn, nhã nhặn, từ ái.
3/. Thường sống một mình, và hướng tâm sống độc cư một mình. Luôn luôn giữ tâm vô sự và hướng tâm đến vô sự.
4/. Phải biết sống một đời sống an vui, thanh thản, không làm khổ mình, khổ người. Sống thanh thản trước những biến cố của nhân quả và luôn luôn lúc nào cũng làm chủ nhân quả.
5/. Biết xấu hổ với những điều sơ xuất. Tự thẹn với những việc làm ác (Tại sao mình quá yếu hèn, không ngăn nổi được ác pháp trong tâm?).
6/. Đừng nên tự mãn ở sự tu tập của mình, vì sự tu tập còn xa. Sự ly dục, ly ác pháp mình còn nhiều, không phải bao nhiêu đó là được.
7/. Đừng có nhắm vào thiền định mà chẳng có định gì được cả. Phải nhắm vào đức hạnh và giới luật để xả tâm, ly ác pháp. Nên nhớ, nền tảng của Thiền Định là chỗ ly dục, ly bất thiện pháp. Chín mươi phần trăm giáo lý Phật dạy là ly dục, ly bất thiện pháp.
8/. Muốn tu tập ba đức (nhẫn nhục, tuỳ thuận, bằng lòng), ba hạnh (ăn, ngủ, độc cư) thì phải triển khai trí tuệ nhân quả, xét thấy đáo nhân quả.
9/. Phải dẫn tâm vào một đối tượng mà tâm ưa thích, như đọc kinh, ưa thích các pháp tu, tư duy các lỗi lầm, hay quán xét đề mục, mới mong chiến thắng được sự thuỳ miên, hôn trầm.
10/. Có lòng tin sâu xa nơi Phật và giáo pháp của Ngài là thật giải thoát, làm chủ sự sống chết, chấm dứt luân hồi. Chính lòng tin mãnh liệt giúp chúng ta mạnh tiến trên đường giải thoát.
at
7:35 PM
Labels:
Chánh kiến
ĐỨC VƯỢT QUA NHÂN QUẢ - ĐỨC LÀM CHỦ NHÂN QUẢ - ĐỨC CHẤP NHẬN NHÂN QUẢ
Thầy sẳn sàng trả lời những câu hỏi của các con và minh họa những câu chuyện khiến cho câu chuyện trở thành phong phú những hành động nhân quả thiết thực, cụ thể hơn. Trước tiên Thầy xin trả lời những câu hỏi của KQ.
Hỏi: 1- Đức vượt qua nhân quả, đức làm chủ nhân quả, đức chấp nhận nhân quả, ba đức này có nghĩa là gì? Và có sự khác nhau như thế nào?
Ba đức này có ý nghĩa khác nhau.
Đáp I: - Đức vượt qua nhân quả có nghĩa là nhân quả đến mà không tác động được thân tâm chúng ta. Ví dụ: Có người mắng chửi chúng ta, chúng ta nghe thấy biết rất rõ ràng nhưng tâm chúng ta không có chút sân giận. Và cũng không phân bua phải trái với người ta, thường sẵn sàng giúp đỡ người mắng chửi mình khi họ gặp nhân quả xấu. Dưới đây là một câu chuyện vượt qua nhân quả: “HẠT GIỐNG LUỘC CHÍN”
“Ngày xưa tại một vương quốc nọ, có một vị vua anh minh luôn được mọi người yêu mến. Ngài luôn buồn rầu vì tuổi đã cao mà chưa có con để truyền ngôi. Một hôm vua nói với các quần thần: “Ta phải đích thân đi tìm một đứa trẻ thật thà làm con nuôi để sau này có người kế vị”. Thế rồi vua truyền lệnh phát cho những đứa trẻ trong toàn vương quốc một số hạt giống và tuyên bố: “Nếu ai trồng được một chậu hoa đẹp nhất từ những hạt giống này, người đó sẽ được thừa kế ngôi báu”. Tất cả trẻ con đều hăm hở đem hạt giống về trồng, ngày đêm chăm sóc. Trong số đó có một cậu bé cũng chăm chỉ chăm sóc cho hạt giống nhưng mãi không thấy hạt giống nảy mầm. Cậu còn thay đổi đất trong chậu nhưng vẫn không thấy kết quả. Ngày dâng hoa cho vua xem đã đến, tất cả mọi đứa trẻ đều mang những chậu hoa rực rỡ của mình tới trước cung điện, vua đi xem khắp một lượt nhưng trên nét mặt không hề có chút vui tươi. Bổng vua nhìn thấy lẫn trong đám đông có một đứa trẻ tay bưng một chiếc chậu không, với nét mặt buồn thiu. Vua lại gần hỏi vì sao thì cậu bé òa khóc lên và kể lại cho vua nghe việc mình trồng hoa như thế nào mà hạt giống không nảy mầm. Cậu còn nói đây có thể là sự trừng phạt vì cậu đã từng ăn trộm táo ở vườn nhà người láng giềng. Nhà vua nghe xong rất đổi vui mừng. Ngài kéo cậu bé vào lòng và nói: “Đây chính là cậu bé thật thà của ta”. Mọi người thấy vậy ngạc nhiên hỏi: “Tại sao nhà vua lại chọn một đứa trẻ đưa chậu hoa không tới để kế thừa ngai vàng vậy?”. Nhà vua mỉm cười đáp: “Hạt hoa giống ta giao cho mỗi đứa trẻ đều là những hạt giống bị luộc chín!”. Nghe xong lời của nhà vua, những cậu bé bưng trên tay những chậu bông rực rỡ đều xấu hổ, mặt đỏ và cúi đầu im lặng”.
Câu chuyện trên đây chỉ cho chúng ta vượt qua nhân quả. Vượt qua nhân quả chỉ có LÒNG THÀNH THẬT mà thôi, câu chuyện trên đây tuy đơn sơ nhưng rất thấm thía cho cuộc đời mà con người hay phạm và lỗi lầm này. Theo đức Phật dạy: “Nhân quả chỉ có vượt qua”, mà vượt qua nó bằng ĐỨC THÀNH THẬT. Cho nên mình làm điều gì ác hay thiện chỉ có đức thành thật thì sẽ vượt qua mọi nhân quả ác thiện. Quí vị nên nhớ lời Phật dạy này: “Đứng lại thì chìm xuống. Tiến tới thì trôi dạt. Chỉ có vượt qua”.
*********
Làm chủ nhân quả tức làm lợi ích cho người khác, vì thế ai cũng làm như vậy là đã làm chuyển đổi nhân quả ác trở thành nhân quả thiện. Từ cảnh giới Địa ngục để trở thành cảnh giới Thiên đàng chỉ có hành động làm lợi ích cho người, đừng vì lợi ích cho mình. Đây là một câu chuyện làm chủ nhân quả: “THIÊN ĐÀNG VÀ ĐỊA NGỤC”
“Có một người đi tham quan Thiên đàng và Địa ngục. Trước tiên anh ta tới Địa ngục. Ở đó anh ta thấy một cảnh tượng lạ lùng: Trước mắt mọi người có rất nhiều món ăn ngon, nhưng không ai ăn được. Cho dù họ ngồi bên bàn rượu, nhưng người nào cũng còn da bọc xương, mặt mày ủ rũ.
Anh lại phát hiện ở cánh tay phải mỗi người buộc một cái đĩa, cánh tay trái buộc một con dao, chuôi dao và đĩa dài độ 4 phân, làm cho họ không thể nào ăn được, vì vậy mà ai cũng bị đói.
Tiếp đó anh ta lại đến Thiên đàng. Cảnh tượng ở đây cũng chẳng có gì khác, chuôi dao và đĩa cũng dài 4 phân, nhưng những cư dân Thiên đàng đều ca hát, nói cười vui vẻ.
Anh ta nghi hoặc nhưng cuối cùng cũng tìm ra được câu trả lời. Đó là ở Địa ngục mọi người đều muốn gắp cho mình ăn, vì thế mà không ai ăn được, còn ở Thiên đàng thì mọi người đều gắp cho người ngồi đối diện với mình và cũng được người ngồi đối diện gắp lại, vì vậy mọi người cùng giúp đỡ lẫn nhau nên ai nấy đều có thể ăn uống rất vui vẻ.”
Đọc câu chuyện này quí vị nghĩ sao về nhân quả? Nếu mọi người hiểu biết về nhân quả thì nên sống vì mọi người, sống vì mọi người thì cuộc sống của chúng ta là Thiên đàng quý vị ạ! Sống vì mọi người rất hạnh phúc, tại sao vậy? Vì mọi người có an vui thì sự an vui của mình mới lâu dài.
Nhìn lại cuộc sống của chúng ta hiện giờ như thế nào? Hầu hết mọi người chỉ biết nói nhân quả nhưng chưa thật sống với nhân quả. Cho nên cuộc sống của loài người trên thế gian là Địa ngục, vì con người chỉ biết sống vì mình, chớ không vì người khác, vì vậy mà sự xung đột và chiến tranh thường xảy ra khắp trên thế giới không nước này thì nước khác. Đó là sống phi nhân quả nên loài người phải chịu mọi khổ đau cũng chính nhân quả mình làm mình chịu.
**********
“Có một người đánh cá bắt được một con rùa biển. Ông ta đối xử với nó như con của mình. Thế nhưng con rùa biển không ăn uống và cũng không động đậy. Lúc nào nước mắt nó cũng giàn giụa.
Con rùa van xin người đánh cá và nói: - Trái tim tôi ở biển cả, nơi đó có nhà của tôi, có niềm vui của tôi. Xin ông hãy thả tôi ra.
Nhưng người đánh cá không thể thả nó được bởi vì ông rất yêu nó. Một thời gian sau, thấy con rùa yêu quý của mình ngày càng tiều tụy, người đánh cá đau lòng, và quyết định thả nó về với biển.
Một năm sau, vào một ngày nọ, bỗng nhiên ông ta nghe có tiếng gõ cửa, mở cửa ra ông thấy đó chính là con rùa mà ông thả.
Người đánh cá liền hỏi: - Con đã có hạnh phúc rồi, lại còn trở lại đây làm gì?
Con rùa liền đáp: “Hạnh phúc của tôi là do ông mang lại, tôi không thể quên ơn đó.”
Người đánh cá nói: “Thôi con đi đi, chỉ cần con hạnh phúc là được rồi, từ sau không cần phải đến thăm ông nữa.”
Con rùa biển lưu luyến không muốn rời xa ông. Và một tháng sau người đánh cá thấy con rùa quay lại.”
Đức chấp nhận nhân quả tức là LÒNG YÊU THƯƠNG. Ở đâu có lòng yêu thương là ở đó có sự chấp nhận nhân quả. Cho nên chúng ta chấp nhận nhân quả vì chúng ta yêu thương mình, yêu thương người, yêu thương tất cả chúng sinh và ngay cả hoàn cảnh xảy ra chúng ta vẫn yêu thương.
Hỏi 2: Đức vượt qua nhân quả có phải là đức làm chủ nhân quả hay không?
Đáp: Không, đức vượt qua nhân quả và đức làm chủ nhân quả Thầy đã giảng ở trên, nó không phải là một đức. Để Thầy chứng minh thêm đức nhân quả vượt qua bằng một câu chuyện buông xả: “Thổ dân Phi Châu có một tuyệt chiêu vô cùng thông minh khi đi săn khỉ đầu chó. Họ để thức ăn mà Khỉ thích, đặt vào miệng một cái bình lớn và đề cho khỉ đầu chó núp ở chỗ xa nhìn thấy. Khi họ đi xa rồi thì khỉ đầu cho vui mừng nhảy tới, dùng tay thò vào bình, quặp lấy thức ăn, nhưng do miệng bình rất nhỏ, khi tay của nó nắm thành nắm thì rất khó rút ra, lúc bấy giờ người thợ săn chỉ việc bình tĩnh đến bắt con vật, mà không lo nó bỏ chạy. Do khỉ đầu chó không thể bỏ thức ăn khoái khẩu của mình, nên càng sợ hãi và vội vàng nắm chặt lấy thức ăn, và càng không thể rút tay ra khỏi miệng bình.
Có người nghe câu chuyện liền thốt lên: “Thật là tuyệt diệu”. Chiêu này tuyệt ở chỗ con người đem tâm lý của mình suy xét tới các loài động vật khác. Kỳ thật con khỉ đầu chó chỉ cầu buông tay ra là nó có thể thoát, thế nhưng nó lại nhất định không chịu buông tay ra. Chính điều này cho ta thấy rằng, con khỉ đầu chó giống con người, cũng có thể nói người giống khỉ đầu chó. Cử chỉ của khỉ đầu chó là một bản năng không ý thức, không rời nó được, mà con người nếu như giống khỉ đầu chó chỉ nhìn thấy lợi mà không thấy hại. Chết không buông tay, đó chỉ có thể trách họ u mê không tỉnh ngộ.
Người xưa nói: “Lùi một bước trời cao biển rộng”. Người thất tình chỉ cần chấp nhận quên người đã bỏ mình thì đâu đến nổi làm cho bản thân hồn siêu phách lạc, lòng dạ băng giá. Người thất nghiệp chỉ cần từ bỏ cách lựa chọn nghề cứng nhắc của mình mà thay đổi thì đâu đến nỗi suốt ngày ủ rủ, trách trời trách người đây? Con bạc chỉ cần buông tha ý nghĩ may rủi thì đâu đến nỗi tiền đi không trở lại, khuynh gia bại sản? Con nghiện chỉ cần tránh xa chất gây nghiện thì đâu đến nỗi thân tàn ma dại? người hối lộ, người phá kỷ cương chỉ cần chấp nhận từ bỏ chữ “tiền” thì đâu đến nỗi phải vào tù, thậm chí mất mạng”
Câu chuyện trên đây để xác định được đức vượt qua bằng đức buông xả, nhờ có buông xả mà vượt qua nhân quả. Bản chất con người không buông xả, do không buông xả mà con người phải chịu vô cùng khổ đau.
Tất cả các pháp đều vô thường, nên chúng là khổ đau, vì thế ai biết buông xả là người thoát khổ, còn ai không biết buông xả thì khổ đau không bao giờ dứt. Người tu theo Phật giáo cũng chỉ có việc buông xả mà chứng đạo.
Con người ở đời rất là u mê, chết không mang theo vật gì, vậy mà sống thì ôm đồm không dám buông xả cứ khư khư giữ chặt, cho nên chịu khổ là phải. Vậy mà ở đây có người tu hành lại phóng dật thưa hỏi lung tung. Sao không biết buông xả xuống đi để thân tâm được giải thoát trong trạng thái tâm bất động, chỉ được im lặng một chút xíu là thưa hỏi Thầy lăng xăng, đó không phải là phóng dật sao?
Buông xuống đi, hãy buông xuống đi!
Chớ giữ làm chi có ích gì?
Thở ra chẳng còn chi lại nữa.
Vạn sự vô thường buông xuống đi!
Bốn câu kệ này là lời nhắc nhở mọi người tu hành cần phải buông xả thế mà quý vị có buông xả đâu cứ thưa hỏi điều này thế kia để huân tập thêm sự hiểu biết, sự hiểu chỉ là cái tủ đựng kinh sách rộng tếch chẳng có ích lợi gì.
Sợ các con không biết buông xả cho nên Thầy dạy thêm một bài kệ nữa nói lên phương pháp tu tập nhưng nào ngờ các con có tu tập chỗ nào đâu, cứ phóng dật lung tung thưa hỏi những điều vớ vẫn, nên ngậm im miệng lại để nó mốc meo thì may ra mới chứng đạo. Nếu thấy tu không được, tâm phóng dật thì về trông nôm con cháu, nhà của còn có ích lợi hơn.
Tác ý đi, hãy tác ý đi!
Bất động, thanh thản, chẳng sầu bi.
Tác ý đi, còn lo chi nữa.
Giải thoát đây rồi, tác ý đi!
Buông xuống tất cả các pháp tức là vượt qua xin các con hãy ghi nhớ khắc trong lòng mà cố gắng tu tập buông xả đừng nên mượn cớ này cớ khác để hỏi Thầy là các con bị tâm mình lừa gạt phá hạnh độc cư để thỏa mãn tâm phóng dật.
Một lần nữa Thầy xin nhắc lại các con BUÔNG XUỐNG TẤT CẢ thì ngay liền tâm BẤT ĐỘNG, đó là giải thoát của Phật Giáo. BẤT ĐỘNG là VƯỢT QUA NHÂN QUẢ các con có hiểu chưa?
Subscribe to:
Posts (Atom)