Tuesday, November 23, 2010

KIỂM TRA TRI KIẾN VÀ ĐÁP ÁN # 1

Để tránh đi sự hiểu biết sai lệch dẫn đến tình trạng tu ức chế tâm và mất thời gian tu tập. Tu viện sẽ có những bài kiểm tra thường xuyên với Tu sinh, đến khi nào mọi người đã hoàn toàn thông hiểu.

1/ Tâm bất động, thanh thản, an lạc và vô sự. Hãy giải thích ý nghĩa của tâm và trình bày sự tu tập của mình khi tác ý câu này?

2/ Khi tâm sanh khởi niệm thì phải làm gì? Có mấy loại niệm?
Cho ví dụ và trình bày cách tu tập trên niệm đó?


3/ Khi bị hôn trầm thì phá như thế nào? Trình bày cách phá và nêu rõ tầm quan trọng (mục đích) một trong những pháp hành dùng để đối trị?

4/ Khi ngồi chơi tâm ở đâu? Hãy nói rõ trạng thái tâm lúc đó động hay tịnh. Tịnh như thế nào là đúng, như thế nào là sai? Động như thế nào là đúng, động như thế nào là sai?

5/ Khi một người tu tập có bao nhiêu pháp để tu tập trong một thời gian nhất định (ví dụ: 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ)?

ĐÁP ÁN

1/TÂM BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC VÀ VÔ SỰ là tâm ở trạng thái NIẾT BÀN của Phật giáo, khi tâm ở trạng thái này thì không có một ác pháp nào tác động được. Muốn giữ gìn và bảo vệ chân lý này để chứng đạo thì chỉ có pháp NHƯ LÝ TÁC Ý. Khi tác ý câu này phải để tâm tự nhiên không ức chế, ý thức cũng không bám giữ câu tác ý.

2/ Khi tâm sanh khởi niệm thì phải biết PHÂN BIỆT niệm đó. Có 3 loại niệm: Niệm THIỆN, niệm ÁC và niệm KHÔNG THIỆN KHÔNG ÁC.
Ví dụ: Có niệm ÁC thì TÁC Ý đuổi đi hoặc dùng TRI KIẾN NHÂN QUẢ quán triệt.

3/ Khi bị hôn trầm thì ĐI KINH HÀNH hoặc dùng pháp THÂN HÀNH NIỆM có nghĩa là tác ý trước thân hành sau.

4/ Khi ngồi chơi tâm ở trên TỨ NIỆM XỨ, lúc đó tâm TỊNH mà ĐỘNG.
  • TỊNH mà ý thức khởi niệm phân biệt biết tất cả các pháp mà không phóng dật theo pháp nào là đúng.
  • TỊNH mà ý thức không khởi niệm là sai.
  • ĐỘNG mà ý thức khởi niệm phân biệt biết tất cả các pháp mà không dính mắc các pháp là đúng.
  • ĐỘNG mà ý thức khởi niệm phân biệt biết tất cả các pháp mà dính mắc các pháp là sai.
5/ Trong một thời tu nhất định có 4 pháp tu tập:
  • Định niệm hơi thở
  • Quán tâm vô lậu
  • Thân hành niệm
  • Tứ niệm xứ.
Nguồn lấy từ Tu Viện Chơn Như

No comments:

Post a Comment