Wednesday, July 15, 2015

TÔN GIÁO TỒN TẠI ĐẾN BAO GIỜ ?

Tất cả tôn giáo đều lấy đạo đức làm nền tảng, làm căn bản, làm thước đo. Sự hưng thịnh của tôn giáo đều dựa vào nền tảng đạo đức. Đạo đức chính là ý thức kỉ luật hướng con người vươn đến một cuộc sống tốt đẹp. Cuộc sống tốt đẹp chứa đầy niềm vui và hạnh phúc. Niềm vui và hạnh phúc đó của mình, của người, của các loài vật và tất cả những vật khác có mặt trên hành tinh này.

Hay nói cách khác Đạo Đức chính là những đức hạnh hành động nhân bản - nhân quả thỏa mãn những điều kiện sau: sống không làm khổ mình, khổ người, khổ các loài vật và những vật khác trong môi trường sống này.

Sự sinh tồn của tôn giáo đều dựa vào 2 chữ đạo đức. Nếu những giới điều trong tôn giáo nào đánh mất hoặc không đảm bảo những điều kiện của đạo đức trên thì chính tôn giáo đó sẽ tự biến mất hoặc bị người đời bỏ rơi và đào thải. Thời gian sẽ chứng minh tất cả.

Dù là thời nào, con người sẽ luôn hướng tới một cuộc sống tốt đẹp chứa đầy niềm vui và hạnh phúc cho tất cả mọi sinh vật được sinh ra trong môi trường này. Tất cả sinh vật đều có bình đẳng sự sống, bình đẳng đối xử, bình đẳng yêu thương và bình đẳng tồn tại. Không ai có quyền cướp sự sống của kẻ khác, của loài vật khác hay những gì tạo nên môi trường sống này.

Kẻ nào cướp sự sống của sinh vật khác sẽ làm cho môi trường sống đảo lộn, mất trật tự khiến cho trời tru đất diệt, trời gầm đất lỡ, sấm xét, động đất, mưa gió gầm rú, sóng biển dâng trào, bão lụt dồn dập, núi lửa tuôn trào, rừng cháy khắp nơi, bệnh tật tai ương hoành hành, tai nạn đến liên tục, kẻ chết người bị thương, dịch bệnh cúm gia cầm, thân xác bị cuốn trôi, bị thiêu rụi, bị đất đá dè,... Không khác gì địa ngục trần gian.

Ví dụ: Ai cũng biết nước Nhật là một đất nước có nền giáo dục lấy đạo đức làm cốt lõi xây dựng con người có ý thức kỷ luật hướng đến một cuộc sống tốt đẹp. Bằng chứng là chúng ta thấy con người Nhật không tham lam, không tham nhũng, tự lực, ý thức vệ sinh môi trường cao,... Chỉ có một vấn đề là họ vẫn còn thích săn bắn, đánh bắt cá, giết và ăn thịt các loài hải sản. Chính vì nguyên nhân này mà nước Nhật vẫn còn phải chịu những quả báu thiên tai, sóng thần, động đất. Không riêng gì tại nước Nhật, dù là nước nào coi nhẹ sự sống của các loài vật khác, chài lưới đánh bắt cá cũng sẽ bị những quả báu thiên tai như vậy.

Ai biết quý trọng sự sống của mình, của người, của loài vật khác thì người đó sẽ luôn được bình an, tai qua nạn khỏi, có quý nhân giúp đỡ, xã hội bình an không có thiên tai, dịch bệnh, đất nước luôn thái bình. Đó chính là thiên đàng tại đây.

Saturday, November 16, 2013

NHÂN QUẢ [Sách Nói AUDIOBOOK]



Dưới đây là tập hợp những câu hỏi của Phật tử và trả lời của thầy Thích Thông Lạc có liên quan đến nhân quả trong đời và đạo. Kính mời quý vị tải file “Nhân Quả.rar” về giải nén, chép ra CD để nghe tại Google Drive hoặc tại Mediafire.

Nói đến đạo Phật không ai là không biết về Nhân Quả. Nhân quả là một định luật chi phối môi trường sống, nó rất công bằng, công lý và không thiên vị ai. Không ai có thể mua chuộc được nhân quả dù là Phật.

Khi hiểu rõ được nhân quả chúng ta mới tự giác sống ngăn ác, diệt ác pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện. Luôn sống thiện để tạo sự an vui cho mình, cho người và cho muôn loài vật.

- Hiểu rõ nhân quả cho nên chúng ta biết rằng nhân nào quả đó, quả nào thì nhân đó, một nhân cho ra nhiều quả, một quả có nhiều nhân. Nghiệp lực nhân quả từng giây, từng phút phóng xuất ra môi trường sống và tương ưng tái sanh ngay, không cần phải đợi đến sau khi chết mới tương ưng tái sanh.

- Hiểu rõ được nhân quả là công bằng và công lý, chúng ta mới biết không ai có thể mua chuộc được nhân quả, ai làm thì người đó chịu, phải chịu trách nhiệm với những gì mình đã làm, không thể có chuyện cầu cúng để tai qua nạn khỏi, không có chuyện cầu an cầu siêu để tiêu trừ tội ác. Không có chuyện dùng tha lực để cứu người mà chính mỗi người phải tự cứu mình.

- Hiểu rõ được nhân quả là nền đạo đức nhân bản - nhân quả, không phải là một thuyết định mệnh, số mệnh hay số phận, cho nên muốn thay đổi nhân quả xấu thành tốt chỉ có sống thiện, suy nghĩ thiện, nói lời thiện và hành động thiện. Do vậy, những chuyện xem bói, xem tướng, xem tử vi, xem ngày giờ tốt xấu, xem hướng, kiêng cử,... đều là mê tín.

- Hiểu rõ nhân quả, chúng ta biết rằng không có linh hồn hay thần thức nào đi tái sanh mà chỉ có nghiệp lực nhân quả do thân khẩu ý của mỗi con người, phóng xuất ra môi trường sống tương ưng tái sanh.

- Hiểu rõ nhân quả, chúng ta biết không có một thế giới siêu hình nào, không có chuyện hồn ma vất vưỡng trên cây, không có các tầng trời, thiên đàng hay địa ngục phán xét con người. Các nẻo luân hồi chỉ là các trạng thái của tâm con người. Thiên đàng hay địa ngục ở ngay tại thế gian này. Con người từ môi trường sống nhân quả sanh ra, sống trong môi trường sống nhân quả và chết trở về môi trường sống nhân quả. Chớ không phải từ đâu sanh ra và chết đi về đâu cả.

- Hiểu rõ nhân quả, chúng ta nhận ra không có chuyện thần thánh nào ban phước hay giáng họa cho chúng ta được. Sự an vui hoặc buồn khổ đều do chính chúng ta mà ra. Từ đó chúng ta nhận ra được những ông Ngọc Hoàng, ông Trời, ông Táo, ông thần Tài, bà chúa, Quan Âm, ông Địa, ông quan công, .... đều là những vị thần tưởng của con người dựng lên chứ không có thật, không ai có thể giúp gì được cho chúng ta ngoại trừ chúng ta ra.

- Hiểu rõ được nhân quả thì chúng ta sẽ thấy mọi việc trên đời này xảy ra đều là nhân quả, đủ duyên thì hợp, hết duyên thì tan, hợp tan tan hợp, vay trả trả vay, thay đổi vô thường, không có gì là bất biết, không có gì là ta, là của ta là bản ngã của ta. Tất cả mọi việc xảy ra đều là những màn kịch nhân quả. Ai chấp vào là ta, là của ta, là bất biến, là không thay đổi thì sẽ bị nhân quả lôi, làm nô lệ cho chúng và chịu đau khổ mãi mãi. Chỉ có giữ gìn tâm bất động thanh thản an lạc và vô sự thì sẽ vượt qua được nhân quả.

- Hiểu rõ mọi việc xảy ra trong cuộc sống là do đủ duyên mà thành, hết duyên thì tan. Và vì tính chất của các duyên là vô thường thay đổi, khi các duyên thay đổi thì mọi việc cũng thay đổi theo, duyên thay đổi theo chiều hướng thiện thì việc xấu ác cũng thay đổi theo chiều hướng thiện. Ví dụ: một người giận dữ quát mắng ta, ta không quát mắng lại, không buồn tức giận họ mà chỉ im lặng, còn khởi tâm yêu thương và tha thứ cho họ thì ngay lúc đó nó đã thay đổi các duyên của các ác pháp đó thành các duyên cho các thiện pháp, do tánh chất các pháp vô thường thay đổi như vậy nên chúng ta thấy được một sự giải thoát cụ thể và rõ ràng. Qua ví dụ trên ta thấy, ở đâu có đạo đức nhân bản nhân quả thì mọi việc sẽ an vui và hạnh phúc.

Ví dụ 2: Khi hiểu rõ nhân quả, biết gốc của bệnh tật là do nhân giết hại và ăn thịt chúng sinh. Chỉ cần chúng ta nhận ra điều đó, biết thay đổi và bắt đầu sống tôn trọng sự sống, quyết không giết hại và ăn thịt các loài vạn vật khác nữa, luôn thương yêu sự sống của muôn loài vạn vật thì quả khổ bệnh sẽ từ từ chuyển đổi, không cần uống thuốc cũng hết bệnh.

- Hiểu rõ tất cả mọi việc xảy đến đều là nhân quả, cho nên chúng ta không sống ích kỷ mà biết sống yêu thương, tha thứ người và sống vì người khác , sống yêu thương tha thứ người là sống biết nhẫn nhục, tùy thuận và bằng lòng. Sống vì người khác là sống làm chủ từng suy nghĩ, lời nói và hành động không làm khổ mình, khổ người và khổ cả hai.

- Hiểu rõ nhân quả, chúng ta biết được những thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tai nạn, lũ lụt, sóng thần, động đất, nủi lửa, chiến tranh đều do con người sống trong ác pháp, thường săn bắn, chài lưới, bắt cá, tôm, giết hại, ăn thịt chúng sinh, trộm cắp, dâm dục,...Chính những hành động ác của con người phóng xuất ra môi trường những từ trường ác. Chính những từ trường ác này tương ưng với những từ trường ác khác làm cho khí hậu thời tiết thay đổi dẫn đến thiên tai, bệnh tật, chiến tranh, tai nạn khắp nơi trên thế giới để gây hại lại chính những người có những hành động ác ở trên. Muốn chấm dứt thiên tai, bệnh tật, chiến tranh, tai nạn,... thì chỉ cần con người sống thiện, có những hành động thiện thì cuộc sống sẽ an vui hạnh phúc, thời tiết khí hậu ôn hòa bình lặng.

- V.v...
Mục Lục (nghe audio)


  1. Chuyển đổi Nhân quả gia đình

Wednesday, November 13, 2013

NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG TU HỌC CỦA NGƯỜI CƯ SĨ [Sách Nói AUDIOBOOK]


Đức Phật đã dạy: “Giới luật còn là Phật giáo còn, giới luật mất là Phật giáo mất”. Vậy xin thưa hỏi cùng quý phật tử: Hiện giờ giới luật còn, hay đã mất?

Muốn tín ngưỡng theo một tôn giáo nào, thì các bạn phải tìm hiểu, nghiên cứu tôn giáo ấy cho tường tận. Nếu tôn giáo đó là một chân lý của loài người, thì các bạn nên tin theo và sống đúng những lời dạy của tôn giáo ấy. Còn ngược lại, những tôn giáo xây dựng thế giới siêu hình, lấy nhất thần hoặc đa thần làm chỗ tín ngưỡng, đó là những tôn giáo ảo tưởng, thiếu thực tế, không cụ thể, thì các bạn cần nên xem xét lại, đừng quá vội tin. Nó không mang đến lợi ích thiết thực cho đời sống của các bạn, mà còn truyền đạt những tư tưởng mê tín, dị đoan, trừu tượng, lạc hậu, biến các bạn trở thành những người cuồng tin, mê tín, mù quáng, lạc hậu...

Cho nên, muốn vào đạo Phật, các bạn cũng đừng nên quên lời dạy trên đây, tức là các bạn phải tìm hiểu nghiên cứu cặn kẽ:

1- Phật là ai?

2- Pháp là gì?

3- Tăng là những người nào?

Các bạn đừng nhắm mắt tin theo, mà phải chọn mặt gửi vàng, đừng quá dễ duôi, để tâm hồn và tư tưởng trong sạch của các bạn bị ô nhiễm một lớp tư tưởng ảo ảnh, mơ hồ của tôn giáo gieo vào, thì thật là tai hại cho một kiếp làm người của các bạn.

Kính mời các bạn tải quyển sách nói audio với file nén “.rar” tại Google Drive hoặc Mediafire rồi mở nén ra nghe theo từng đề tài hoặc có thể nghe từ a-z. Hoặc các bạn có thể bấm vào nghe từng phần một theo những đề mục có dòng chữ màu ở trong phần mục lục.
MỤC LỤC



Chặng đường thứ nhất: THỌ TAM QUY - NGŨ GIỚI



  1. Lời nói đầu...................................................................9
  2. Phần thứ nhất: Quy y Tam Bảo .............................13
  3. Ngôi thứ nhất: Phật bảo ............................................17
  4. Ngôi thứ hai: Pháp bảo ..............................................23
  5. Ngôi thứ ba: Tăng bảo ..............................................26
  6. Thực hành Tam quy...................................................36
  7. Tứ Bất Hoại Tịnh ......................................................40
  8. Niệm Phật ...........................................................42
  9. Niệm Pháp ..........................................................48
  10. Niệm Tăng ...........................................................51
  11. Niệm Giới ............................................................54
  12. Phần thứ hai: Thọ Ngũ Giới ...................................58
  13. Giới thứ nhất: Cấm sát sanh ......................................62
  14. Giới thứ ba: Cấm tà dâm ...........................................81
  15. Giới thứ tư: Cấm vọng ngữ .......................................84
  16. Giới thứ năm: Cấm uống rượu ..................................95
  17. Lời khuyên ..............................................................104



Chặng đường thứ hai: THỌ BÁT QUAN TRAI GIỚI



  1. Lời nói đầu ..............................................................111
  2. Lời bạt .....................................................................118
  3. Nghi thức Thọ Bát Quan Trai Giới .........................120
  4. Nghi lễ Thọ Bát Quan Trai Giới .............................123
  5. Phương pháp hành trì ..............................................124
  6. Phương hướng tu tập giới luật .................................127
  7. Năm giới trọng của người cư sĩ ...............................128
  8. Bốn giới hòa của người cư sĩ ...................................129
  9. Oai nghi tế hạnh của người cư sĩ .............................133
  10. Kết luận những oai nghi tế hạnh .............................138
  11. Giới tướng Bát Quan Trai Giới ............................140
  12. Giới thứ ba: Cấm dâm dục ......................................142
  13. Giới thứ sáu: Cấm trang điểm .................................151
  14. Căn bản khi đi kinh hành .........................................198
  15. Giới niệm hơi thở ra, hơi thở vô ..............................207



Bảy đề mục đầu Nhiếp tâm và An trú tâm



  1. I- Hít vô...; thở ra, tôi biết .......................................216
  2. V- An tịnh thân hành... tôi biết ..........................220
  3. VII- An tịnh tâm hành... tôi biết ........................221
  4. Mười hai đề mục Ly ác pháp ..................................222
  5. V- Quán ly tham... tôi biết .................................227
  6. VI- Quán ly sân... tôi biết ..................................227
  7. Thực phẩm bất tịnh .................................................239
  8. Lời nhắc nhở sau cùng ............................................271

NGƯỜI PHẬT TỬ CẦN BIẾT TẬP 2 [Sách Nói AUDIOBOOK]


Đây là bộ sách lọc lại những bài trả lời (từ bộ Đường Về Xứ Phật 10 tập) của thầy Thích Thông Lạc cho Phật tử năm châu cần phải thông suốt những gì cần thông suốt trước khi đến với đạo Phật. Không nên tin vội những gì mình thấy nghe, mà hãy tư duy suy nghĩ kỹ những điều đó cho chính chắn, kẻo phí công sức tu tập mà không có kết quả gì.

Kính mời các bạn tải quyển sách nói audio với file nén “.rar” tại Google Drive hoặc Mediafire rồi mở nén ra nghe theo từng đề tài hoặc có thể nghe từ a-z. Hoặc các bạn có thể bấm vào nghe từng phần một theo những đề mục có dòng chữ màu ở trong phần mục lục.

MỤC LỤC


NGƯỜI PHẬT TỬ CẦN BIẾT TẬP 1 [Sách Nói AUDIOBOOK]


Đây là bộ sách lọc lại những bài trả lời (từ bộ Đường Về Xứ Phật 10 tập) của thầy Thích Thông Lạc cho Phật tử năm châu cần phải thông suốt những gì cần thông suốt trước khi đến với đạo Phật. Không nên tin vội những gì mình thấy nghe, mà hãy tư duy suy nghĩ kỹ những điều đó cho chính chắn, kẻo phí công sức tu tập mà không có kết quả gì.

Kính mời các bạn tải quyển sách nói audio với file nén “.rar” tại Google Drive hoặc  Mediafire rồi mở nén ra nghe theo từng đề tài hoặc có thể nghe từ a-z. Hoặc các bạn có thể bấm vào nghe từng phần một theo những đề mục có dòng chữ màu ở trong phần mục lục.
MỤC LỤC



Chương I: Đạo Phật Và Giới Luật


Chương II: Ăn Chay, Ăn Mặn, Sát Sinh


Chương III: Phong Tục, Tập Quán, Mê Tín


Chương IV: Sinh Đẻ, Tang Ma


Chương V: Cận Tử Nghiệp