Đúng như tựa đề của bài pháp này, nên đức Phật dạy: “Pháp Ta không co thời gian đến để mà thấy”. Có nghĩa là PHẬT PHÁP không có dụng công tu tập như các pháp môn ngoại đạo, chỉ cần hiểu biết tính chất của các pháp thế gian là VÔ THƯỜNG, VÔ NGÃ thì người có trí liền BUÔNG XẢ sạch các pháp. Nhờ BUÔNG XẢ sạch các pháp thế gian nên không có pháp nào làm ĐỘNG TÂM họ được.

Khi tâm BUÔNG XẢ sạch các pháp thế gian thì tâm luông luôn ở trong trạng thái BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC, VÔ SỰ. Một trạng thái giải thoát mà người tu sĩ Phật giáo nào cũng đều tha thiết muốn sống được với nó. Nhưng muốn sống với nó phải bằng cách nào đây?

Để trả lời câu hỏi này thì chúng tôi xin quý vị hãy lắng nghe và suy tư cho chín chắn thì mới biết rõ: Từ lâu mọi người đều hiểu không đúng chánh pháp của PHẬT, nên dụng công tu tập từ ngày này qua ngày khác mà kết quả chẳng có gì: Chính sự hiểu sai PHẬT PHÁP mà quý vị tốn rất nhiều công sức tu tập, nhưng xét lại chẳng có lợi ích gì cho bản thân mà còn xa lìa PHẬT PHÁP, vì thế tu mãi mà không tìm thấy GIẢI THOÁT.

Có những người tu tập nhiều năm gần như suôt cả cuộc đời, thế mà vừa nghe bạn đồng tu gõ cửa và nói rằng: “Con khuyên thầy đứng dậy đi đi!”. Vừa nghe lời khuyên nhủ của bạn đồng tu, thay vì nói lời cám ơn, nhưng ngược lại thầy nói: “Ngồi không được à!”. Nghe nói vậy vị thầy đi kiểm tra liền bỏ đi.
Sau khi vị thầy đi kiểm tra quay lại thì vi thầy kia ra giữa đường chặn lại và nói: “Thầy có nhìn thấy tôi ngủ gật bao giờ chưa?. Nếu tôi ngủ gật tôi sẽ rời khỏi tu viện ngay lập tức. Người ta đang ở trong định mà thầy làm vậy là phá người ta, là xâm phạm nhân quyền. Tôi có thể ngồi 5-6 tiếng đồng hồ. Trưởng lão cho phép tu trong 4 oai nghi. Thầy đi kiểm tra theo dõi tôi thế nào tôi biết hết”. Lúc bấy giờ thầy đi kiểm tra nói: “Con thấy thầy mắt nhắm và gật”. Khi nói xong lời này, thấy mình không thể khuyên được vị thầy đó nên thầy đi kiểm tra xá và nói: “con xin sám hối thầy”. Khi đó vị thầy đó mới đi vô thất.

Qua những sự đối đáp này đã làm cho mọi người biết vị thầy đó tu hành không xả được tâm mà ức chế tâm nên mới bộc phát cơn sân dữ dội như vậy. Thật đáng thương thay! Bỏ hết cuộc đời để tu tập mà giờ đây tâm tánh vẫn còn như người thế gian. Do thấy sự tu tập này mà Thầy viết bức tâm thư gửi các con, để các con xét lại sự tu tập của mình, ngõ hầu sự tu tập của các con không còn sai lạc nữa.

Sự GIẢI THOÁT của PHẬT GIÁO rất đơn giản, chỉ cần sống TỰ NHIÊN với tâm BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC và VÔ SỰ. Sống mà không có sự tu tập gò bó thân tâm thì mới thấy sự GIẢI THOÁT chân thật của ĐẠO PHẬT. Còn ngược lại dụng công tu tập làm gò bó thân tâm để tâm BẤT ĐỘNG thì làm sao thấy sự GIẢI THOÁT. Phải không thưa quý vị?

Từ lâu mọi người hiểu sai PHẬT PHÁP nên cố gắng tu tập, vì thế mà không có một vị sư, thầy nào làm chủ SINH, GIÀ, BỆNH, CHẾT như PHẬT.

Dù sử dụng trong bốn oai nghi: đi, đứng, nằm, ngồi mà tâm vẫn tự nhiên như người NHÀN DU, VÔ SỰ. Đó là người đã BUÔNG XẢ sạch. Vì thế họ không còn tu tập một pháp môn nào nữa cả...

Bởi vậy người nào hiểu đúng PHẬT PHÁP là phải cảm nhận được tâm BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC và VÔ SỰ. Nhờ có cảm nhận được tâm như vậy nên họ đã trở thành CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG luôn luôn sống MỘT MÌNH.

Ngược lại người nào không cảm nhận được tâm BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC và VÔ SỰ thì nên theo pháp NHƯ LÝ TÁC Ý để hằng ngày ngăn và diệt tất cả ác pháp thì mới mong BUÔN XẢ tất cả các pháp thế gian, nhưng phải bền chí trong một thời gian dài.

Khi sống được với tâm BẤT ĐỘNG thì ngũ triền cái và thất kiết sử không làm sao tác động được. Vì thế không cần phải tu tập pháp môn ly dục, ly ác pháp mà tâm vẫn tự ly dục, ly ác pháp. Như vậy chỉ cần sống với tâm BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC và VÔ SỰ là tâm đã xả sạch. Hiểu như vậy mới thấy PHẬT PHÁP rất nhiệm mầu.

Đối với BỆNH TẬT và tất cả các ÁC PHÁP, khi gặp tâm BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC và VÔ SỰ, nó đều lìa xa khỏi thân tâm ngay tức khắc. Như vậy BỆNH TẬT và tất cả các ÁC PHÁP không còn tác dụng vào thân tâm được nữa, đó là trạng thái NIẾT BÀN trong cuộc sống, chớ không phải đợi chết mới vào NIẾT BÀN. Vì thế đức PHẬT dạy: “Pháp ta không có thời gian đến để mà thấy!”.
(Nguồn www.tuvienchonnhu.net )