Saturday, October 23, 2010

ĐẠO PHẬT CHỈ CÓ MỘT ĐẤNG GIÁO CHỦ

Hỏi: Kính thưa Thầy, con có nghe nhiều, thấy nhiều kinh sách nói về Phật A Di Đà, Phật Di Lặc, Hội Long Hoa, v.v.... con không hiểu kính xin Thầy giảng để chúng con hiểu.

Đáp: Phật A Di Đà là do các nhà Đại Thừa dựng lên để xây dựng thế giới siêu hình Cực Lạc Tây Phương tưởng, nhất là tưởng tượng và hy vọng “Cực Lạc” có nghĩa là rất vui, là nơi lý tưởng của các nhà Đại Thừa để sau khi chết họ sẽ về đó để hưởng hạnh phúc an lạc đời đời, kiếp kiếp.

Đức Phật Di Lặc cũng là một vị Thần trong kinh Vệ Đà mà các Tổ đã biến thành Giáo Chủ của Phật giáo trong thời vị lai.

Đức Phật Di Lặc là một đức Phật tưởng do các nhà Đại Thừa dựng lên, hy vọng ngày mai xây dựng một Phật giáo mới. Nói đúng hơn là lấy đức Phật Di Lặc đem lại niềm tin kinh điển Đại Thừa cho mỗi con người hơn.

Đức Phật Di Lặc đã được kinh sách Đại Thừa nói rất nhiều và kinh A hàm thuộc Hán tạng cũng có nói đến, đó là những bài kinh gạch nối của các Tổ sau này soạn viết đưa vào, đó là một thâm ý nham hiểm của các nhà Đại Thừa, đưa đức Phật Di Lặc ra để làm một cuộc cách mạng Phật giáo lật đổ đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni thay thế đức Phật Di Lặc làm Giáo Chủ Đạo Phật.

Hội Long Hoa, tức là cuộc cách mạng Phật giáo do các nhà Đại Thừa lãnh đạo, để mở màn cho đức Phật Di Lặc lên nắm quyền Giáo Chủ Phật Giáo toàn bộ thì lúc bây giờ kinh sách Nguyên Thủy sẽ bị triệt tiêu (tức là đường lối giáo lý của Phật Thích Ca Mâu Ni sẽ bị quét sạch).

Trong kinh sách Nguyên Thủy không bao giờ có nói đến đức Phật Di Lặc và trong hàng Thánh Tăng đệ tử của đức Phật trong thời điểm đó cũng không có ai tên là Di Lặc. Cho nên đối với kinh sách Nguyên Thủy tên Di Lặc là một tên xa lạ. Vậy mà sắp sửa lên nắm quyền giáo chủ Phật giáo, Xin quý vị Phật tử suy ngẫm.

Hội Long Hoa được xem như một cuộc trưng cầu dân ý bầu cử Đức Giáo Chủ mới cho Phật giáo. Các tôn giáo khác không hiểu dựa vào và bị ảnh hưởng kinh sách Đại Thừa, do đó tưởng ấm của con người này thể hiện qua “cơ bút” bằng cách lập lại cho biết ngày tận thế và hội Long Hoa sắp mở bày.

Riêng Phật giáo Nguyên Thủy không chấp nhận điều này:
“Quá khứ không truy tìm
Vị lai không ước vọng
Chỉ có hiện tại thôi”.

Ba câu kệ trên đây xác chứng Phật giáo Nguyên Thủy không chấp nhận những chuyện quá khứ và vị lai, chỉ biết sống trong hiện tại, vì thế quá khứ vị lai không cần biết đến, chỉ sống và làm mọi việc lành ngay trong hiện tại thì quá khứ và tương lai là hạnh phúc.

Biết Hội Long Hoa là một sự bịa đặt của các nhà Đại Thừa, chờ cơ hội thuận tiện nhất để mở một cuộc họp Phật giáo toàn thế giới, nếu tất cả tu sĩ Phật Giáo Nam Tông đều rơi vào các pháp thiền tưởng và chịu ảnh hưởng kinh sách Đại Thừa thì cuộc lật đổ Phật Giáo Nguyên Thủy đã bắt đầu, nhưng vì Phật giáo Nguyên Thủy còn có những người giữ gìn lời dạy của đức Phật nên Hội Long Hoa chưa triển khai được, vì thế các tổ chức Phật giáo kêu gọi sự hòa hợp bằng cách thống nhất các hệ phái Phật giáo.

Hiện nay các tổ chức Phật giáo thế giới đều công nhận Đại Thừa Phật giáo là một hệ phái của Phật giáo, đó là một bước thắng lợi thứ nhất của Phật giáo Đại Thừa. Chờ đến khi các sư Phật giáo Nguyên Thủy Nam Tông chịu ảnh hưởng sâu đậm của giáo pháp Đại Thừa, và các sư Nam Tông Nguyên Thủy lần lượt tu tập sai pháp của Phật, do tưởng giải các Ngài rơi vào giáo pháp Đại Thừa mà không hay biết như thiền sư: Mahashi và A Chancha. Từ đó Phật giáo Nam Tông chỉ còn danh từ Nguyên Thủy còn pháp môn tu tập là của Đại Thừa. Do đó suy ra hiện giờ Phật giáo Nguyên Thủy gần như bị mất gốc, chỉ còn chờ một thời gian nữa cho chín mùi thì Hội Long Hoa ra đời thành lập một Phật giáo mới, Đức Giáo Chủ là đức Phật Di Lặc.

Đó là một thâm đồ sâu sắc của Bà La Môn giáo đã dựng lên đức Phật Di Lặc là có ý diệt trừ Phật giáo tận gốc., mà hầu hết các tu sĩ Phật giáo hiện giờ: Nam Tông lẫn Bắc Tông đều vô tình không thấy ý đồ thâm độc của Bà La Môn giáo ngày xưa.

Kinh sách nói về Phật Di Lặc và Hội Long Hoa là do các giáo sĩ Bà La Môn viết, soạn ra rồi đưa vào kinh sách Phật giáo, mạo nhận Phật thuyết, lợi dụng Phật giáo kết tập kinh sách chưa thành văn bản, nên lúc bây giờ ai muốn thêm bớt sao cũng được và dễ dàng.

Cho nên người nghiên cứu kinh sách Phật hiện giờ đều gặp phải khó khăn, vì những bài kinh này mâu thuẫn với những bài kinh khác, khiến cho chẳng biết đâu là lời Phật dạy chân chánh, đâu là lời giả. Ở trường hợp này chỉ dối gạt người chưa tu chứng, không thể dối gạt người tu đã chứng.

Vì thế chúng tôi mạnh dạn lật tẩy bộ mặt thâm độc của Bà La Môn giáo để cho Phật tử và mọi người hiểu rõ.

Nếu bảo rằng quá khứ có bảy vị Phật thì khi đức Phật Thích Ca Mâu Ni đi tu thì phải có đạo Phật. Cớ sao trong thời đó lại chỉ có Lục Sư ngoại đạo mà không thấy có cái tên Phật giáo?

Đến khi đức Phật Thích Ca Mâu Ni tu hành chứng quả giải thoát thành lập tôn giáo Phật giáo, nhờ thế chúng ta hiện giờ mới có đạo Phật, mới có bốn chân lý: khổ, tập, diệt, đạo.

Trong thời đức Phật đi tu không nghe nói đến bốn chân lý này như vậy mà bảo rằng có đạo Phật ở quá khứ là sai, do người sau đặt ra thêm vào để mưu đồ lật đổ đức Phật Thích Ca mâu Ni.

 Do thế mà thời tương lai có một người tên là Từ Thị hiệu là Di Lặc được suy tôn chức Giáo Chủ thay đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Trong tôn giáo mà cũng có những sự tranh giành vị trí lãnh đạo như các nhà vua phong kiến ở thế gian thường tranh giành ngai vàng. 

Theo kinh sách Đại Thừa đạo Phật có ba vị Giáo Chủ:
I/ Bảy vị Phật Giáo Chủ ở quá khứ:
II/ Một vị Phật Giáo Chủ ở hiện tại là: Thích Ca Mâu Ni.
III/ Một vị Phật Giáo Chủ ở tương lai là: Đức Phật Di Lặc.

Sự phân chia đạo Phật có ba thời gian Giáo Chủ như vậy chẳng khác gì như các vua quan phong kiến như đã nói ở trên. Ông vua này xuống đến ông vua khác lên thay. Mỗi ông vua cai trị đều có cách khác nhau. Giáo Pháp Đại Thừa cũng giống như vậy, cho nên Phật Thích Ca Mâu Ni đã trở thành Phật quá khứ và giáo pháp của Người cũng lỗi thời vì thế mới gọi nó là “Tiểu Thừa Ngoại Đạo”.

Chúng ta thử xét qua Thiền Đông Độ, từ Tổ này dạy như vậy đến Tổ khác dạy khác như: “Chẳng niệm thiện niệm ác, Vô tâm còn cách một lớp rào” còn pháp thực hành tu thì có: giữ ông chủ, chăn trâu, biết vọng liền buông, tham thoại đầu, tham công án v.v...Chỉ có một pháp không vọng tưởng mà tu hành lại chế ra nhiều pháp, nhưng pháp nào cũng chỉ là pháp ức chế tâm, tập trung tâm, để không niệm khởi, chứ không có pháp gì khác.

Còn nếu bảo rằng giáo pháp cần phải phát triển cho phù hợp với mọi hoàn cảnh và sự tiến bộ của loài người thì đó là phỉ báng đức Phật xem như đức Phật không thông suốt thời vị lai nên đã di chúc: “Lấy giới luật và giáo pháp của mình làm Thầy làm chỗ nương tựa tu hành vững chắc”. Nếu đức Phật di chúc như vậy và bây giờ các Tổ Phát triển kinh sách như vậy thì chúng ta còn tin Phật nữa hay không?

Mời các bạn đọc tiếp bài: "Pháp sai chứ người không sai"
"Hội Long Hoa", "Đức Phật Di Lạc"


Monday, October 18, 2010

DIỆT TRỪ BẢN NGÃ

Câu hỏi của Diệu Thanh.
Hỏi: Kính thưa Thầy! Con có vài điều chưa hiểu, xin Thầy từ bi chỉ dạy cho chúng con được rõ:
Con hiểu diệt trừ bản ngã là tầm quan trọng của việc tu. Có phải vậy không thưa Thầy?

Đáp: Đúng vậy, diệt trừ bản ngã là điều quan trọng trong Phật giáo. Nếu không diệt bản ngã thì không bao giờ có giải thoát.

Nói diệt ngã thì dễ mà hành diệt ngã thì khó, hành diệt ngã còn phải hành đúng pháp, đúng pháp như thế nào?

Đúng pháp là phải đúng Bát Chánh Đạo, ngoài Bát Chánh Đạo ra thì không có pháp nào tu tập diệt ngã được.

Các con nên lưu ý: đức Phật đã xác định trên Bát Chánh Đạo có những pháp môn tu tập rõ ràng và cụ thể. Đừng nên nghe ngoại đạo lừa đảo đưa những tà pháp không đúng chánh pháp như lời Phật dạy trong kinh sách Nguyên Thủy.

Đức Phật thường dạy chúng ta tu tập: “Thân này không phải là ta, là của ta, là bản ngã của ta” hoặc dạy về thân ngũ uẩn: “Sắc uẩn này không phải là ta, là của ta, là bản ngã của ta. Thọ uẩn này không phải là ta, là của ta, là bản ngã của ta. Tưởng uẩn này không phải là ta, là của ta, là bản ngã của ta. Hành uẩn này không phải là ta, là của ta, là bản ngã của ta. Thức uẩn này không phải là ta, là của ta, là bản ngã của ta”. Khi chúng ta thường tác ý quán như vậy thì bản ngã của chúng bị diệt.

Khi Bàhiya tha thiết cầu Phật dạy pháp trên đường Phật đang đi khất thực. Ba lần Phật từ chối, nhưng ba lần Ông cầu thỉnh với lòng tha thiết. Vì thế đức Phật dạy ngay bài kinh diệt ngã trên đường đang đi xin ăn: “Này Bàhiya, Ông cần phải học như sau: “Trong cái thấy sẽ chỉ là cái thấy. Trong cái nghe sẽ chỉ là cái nghe. Trong cái thọ tưởng sẽ chỉ là cái thọ tưởng. Trong cái thức tri sẽ chỉ là cái thức tri”. Như vậy, này Bàhiya, Ông cần phải học tập. Vì rằng này Bàhiya, nếu Ông, trong cái thấy sẽ chỉ là cái thấy; trong cái nghe sẽ chỉ là cái nghe;. trong cái thọ tưởng sẽ chỉ là cái thọ tưởng; trong cái thức tri sẽ chỉ là cái thức tri”. Do vậy, này Bàhiya. Ông không là chỗ ấy. Vì rằng, này Bàhiya, Ông không là đời này, không là đời sau, không là đời chặng giữa. Như vậy là đoạn tận khổ đau” (Tiểu Bộ kinh tập 1 Trang 128).

Khi nhận ra sáu căn, sáu thức này không phải là ta, là của ta, là bản ngã của ta thì ngay đó bản ngã đã được diệt và bản ngã đã được diệt thì sự giải thoát ở chỗ đó.
(ĐVXP tập VI)

LINH HỒN LÀ DO TƯỞNG TRI CỦA CON NGƯỜI CÒN SỐNG (nhà ngoại cảm)

(Bài viết này được trích ra từ quyển sách "Linh Hồn Không Có" của thầy Thích Thông Lạc, giải thích rõ về hiện tượng ngoại cảm của các nhà ngoại cảm, các bạn có thể tải về đọc tại đây

 (Giải thích về hiện tượng ngoại cảm của Phan Thị Bích Hằng)
Chúng tôi xin trả lời câu hỏi thứ nhất của giáo sư:
1- Câu hỏi giáo sư đã xác định: “Tôi căn cứ để tin rằng đã gặp linh hồn em tôi, anh tôi và chị tôi, cả linh hồn cụ Giám là người chôn cất và linh hồn cụ An là người chứng kiến. Cháu Hằng đã nhận dạng được linh hồn, thậm chí còn nhận diện được linh hồn qua tấm ảnh, đã được nghe tiếng nói của linh hồn. Như vậy linh hồn phải tồn tại dưới một dạng vật chất nào đó, có hình thù, có khả năng phát ra tiếng nói. Đã là một dạng vật chất thì vật lý học, hóa học, y học, sinh học, với những phương tiện quang học và điện tử tinh vi, hẳn sẽ có ngày tìm ra. Các nhà khoa học Việt Nam có thể đóng góp gì theo hướng đó?”
Cách đây 2548 năm có một người đã xác định rằng: “không có thế giới siêu hình” có nghĩa là không có đời sống sau khi chết Ngài đã chia thân người làm năm phần:
- Phần thứ nhất là sắc uẩn.
- Phần thứ hai là thọ uẩn.
- Phần thứ ba là tưởng  uẩn.
- Phần thứ tư là hành uẩn.
- Phần thứ năm là thức uẩn.
Một người chết năm uẩn này đều tan rã không còn một chút xíu nào cả. Người xác định điều này là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Vậy thì cái gì còn lại gọi là linh hồn của con người?
Theo cái nhìn của Phật giáo thì một con người là do năm duyên hợp lại mà thành ra. Và xa hơn nữa là vạn vật trên thế gian này đều hiện hữu, sự hiện hữu có mặt của một vật đều do nhiều duyên hợp lại. Cho nên một thế giới mà có được thì phải có nhiều duyên kết hợp mới lập thành. Một thế giới không thể nào chỉ có một vật thể đơn điệu được.
Ví dụ 1: Một cái cây kia, nếu không có đất, nước, gió, không khí và nhiệt độ, nóng lạnh, ẩm thấp, nắng mưa, v.v...thì  cây kia không thể sống được.
Ví dụ 2: Một con người sanh ra ở đời, nếu không có cỏ cây, thực phẩm để nuôi sống thì con người cũng không sanh ra được, nếu có sanh ra được thì cũng không sống được. Cỏ cây, con người và vạn vật không có sự hiện hữu trên hành tinh này thì làm sao gọi là thế giới.
Vì thế, nếu quả chăng con người có sự sống sau khi chết, thì thế giới của người chết phải có một môi trường sống riêng cho linh hồn, chứ đâu cần gì chúng ta phải cúng những thực phẩm mà những thực phẩm ấy chỉ nuôi sống cho những duyên hợp hiện hữu của nó, chứ đâu phải những thực phẩm của chúng ta là để cho linh hồn thọ dụng. Vì thế, cúng lễ những thực phẩm hoặc đốt hương, vàng mã của thế giới hữu hình cho thế giới vô hình thì quý vị suy nghĩ có đúng không? Hay làm một việc nhảm nhí?
Nếu quả chăng có thế giới siêu hình thì những linh hồn đó, phải có một hình dáng cố định, vì thế giới siêu hình là thế giới thường hằng không thay đổi thì không thể nào linh hồn lấy hình dáng của con người làm hình dáng của mình. Khi mà hình dáng của con người vô thường không cố định chỉ trong một đời người mà đã thay đổi nhiều lần: trẻ có hình dáng khác, thanh niên có hình dáng khác và già có hình dáng khác, huống là đời này mang hình dáng này đời sau mang hình dáng khác. Xét như vậy chúng ta thấy linh hồn có đúng không?
Cho nên, thế giới hữu hình của  chúng ta do các duyên hợp thành, vì do các duyên mà thành nên có sự vô thường thay đổi liên tục. Vì vậy một con người mới sanh ra cho đến 7, 8 chục năm sau thì không giống nhau. Chúng ta hãy quan sát một con người từ hình dáng của một đứa bé mới sanh so sánh với hình dáng của một ông cụ già 7, 8 mươi tuổi thì hai hình dáng này không giống nhau, như vậy chứng tỏ sự vô thường thật sự, như trên chúng tôi đã nói.
Như các bạn thường nghĩ và cho linh hồn là một vật thể không thay đổi. Vì thế linh hồn là bất tử, nên thường đi tái sanh luân hồi từ thân này, đến thân khác. Thân thì có trẻ, có già, có chết. Còn linh hồn thì không già, không trẻ và không chết. Như vậy cháu Bích Hằng phải xem bức ảnh của cô Khang rồi mới nhận ra linh hồn của cô Khang thì như vậy không đúng. Vì sao vậy? Là vì linh hồn của cô Khang bây giờ không còn là hình dáng của cô Khang nữa, mà là hình dáng bất di bất dịch của linh hồn. Khi linh hồn ấy còn mang thân xác của cô Khang thì hình dáng ấy là hình dáng xác thân của cô Khang, chứ đâu phải là hình dáng linh hồn của cô Khang phải không thưa quý vị? Khi cô Khang chết thì hình dáng của cô Khang cũng không còn, thì như vậy linh hồn của cô Khang phải trở về với hình dáng nguyên thủy của nó, thì làm sao linh hồn có hình dáng giống cô Khang được. Vì linh hồn là một vật không thay đổi, như chúng tôi đã nói ở trên.
Xét ở góc độ này thì cháu Bích Hằng gọi hồn cô Khang về là một năng lực trong thân ngũ uẩn của cháu Bích Hằng tạo ra linh hồn của cô Khang, chứ không phải có linh hồn cô Khang thật, vì thế cháu phải nhìn hình ảnh cô Khang rồi mới tạo ra hình ảnh cô Khang được.
Do đó chúng ta suy ra, nếu có thế giới linh hồn của người chết thì những linh hồn ấy không có hình dáng giống như chúng ta. Tại sao vậy?
Tại vì một linh hồn phải trải qua nhiều lần tái sanh luân hồi, do đó mỗi lần tái sanh là mỗi lần có hình dáng khác nhau của thân xác, có nhiều hình dáng khác nhau như vậy thì làm sao linh hồn cô Khang giống cô Khang được?
Tất cả những sự việc này lần lượt chúng tôi sẽ cố gắng vén bức màn bí ẩn để quý vị không còn thấy nó là bí ẩn nữa.
(Đường Về Xứ Phật tập III)
Mời các bạn đọc tiếp tại đây.

KHÁM PHÁ SỰ BÍ ẨN CỦA ANH NHÃ (nhà ngoại cảm)

(Bài viết này được trích ra từ quyển sách "Linh Hồn Không Có" của thầy Thích Thông Lạc, giải thích rõ về hiện tượng ngoại cảm của các nhà ngoại cảm, các bạn có thể tải về đọc tại đây
 
Trạng thái ngoại cảm của anh Nhã rất rõ nét, vì anh làm việc ngoài ý thức của anh, có nghĩa là trong đầu anh nghe nói tên (Nhương, Nhường, Nhượng) hoặc tự điều khiển anh viết hoặc vẽ bản đồ chứ riêng anh không có chủ ý viết hoặc vẽ. Tự trong đầu anh có sự điều khiển trong vô thức. (“Tôi thấy trong đầu tôi hiện ra như thế nào thì tôi vẽ như thế ấy, tôi cũng chẳng hiểu nữa”). Đây là lời của anh Nhã nói, khi giáo sư Trần Phương hỏi. Và anh còn nghe được những âm thanh trong tai (“Tôi thấy trong tai tôi như có âm thanh ấy”).
Qua sự trình bày của anh Nhã chúng tôi xin giải thích để quý vị rõ. Do đâu điều khiển mà anh Nhã đã vẽ được bản đồ của một vùng chưa bao giờ đi đến và vị trí địa thế ngôi mộ cũng được xem là đúng ở cự ly rộng.
Trong bộ óc của con người có nhiều nhóm tế bào não, mỗi nhóm tế bào não đều làm việc theo phận sự của nó.
Ví dụ: Một người đang thức và đang làm một việc gì đó, hay đang tư duy suy nghĩ về một vấn đề gì, thì nhóm tế bào não thuộc về ý thức hoạt động, làm việc, trường hợp đó cũng giống như chúng tôi đang tư duy, suy nghĩ để viết sách và viết như thế nào để quý bạn dễ hiểu và hiểu một cách cụ thể hơn.
Chúng ta có thể gọi nhóm tế bào não bộ này là nhóm tế bào não bộ ý thức.
Còn trường hợp chúng ta đang ngủ mà bị chiêm bao thì nhóm tế bào não nào làm việc đây?
Chúng tôi xin giải thích, khi chúng ta đang ngủ thì toàn bộ nhóm tế bào thuộc về ý thức, chắc chắn phải ngưng hoạt động, như lúc ngủ mắt không thấy vật, tai không nghe âm thanh, ý không phân biệt, v.v... như vậy rõ ràng là nhóm tế bào ý thức chúng ta ngưng hoạt động. Vậy cái gì hoạt động trong giấc chiêm bao?
Xin thưa, khi nhóm tế bào não thuộc về ý thức không hoạt động, thì nhóm tế bào não thuộc về tưởng thức hoạt động, do nhóm tế bào tưởng thức này hoạt động nên người ta mới có chiêm bao.
Còn trường hợp của anh Nhã thì hai nhóm tế bào não trong óc anh nó kết hợp (câu hữu) làm việc với nhau, và sự kết hợp làm việc này mới xảy ra với anh chứ trước kia anh không có trạng thái này.
Ở đây, chúng ta cần phải hiểu thêm về nhóm tế bào não thuộc về ý thức, khi nó hoạt động thì không vượt qua được không gian và thời gian, vì thế khoảng cách xa, như ngăn sông, cách núi, hoặc dưới lòng đất, dưới đáy biển đại dương, v.v... thì nó không thể thấy biết được. Về thời gian, nó bị chia cắt có quá khứ, vị lai và hiện tại, quá khứ nó không nhớ biết, vị lai thì mờ mịt không rõ. Ngược lại, nhóm tế bào não bộ thuộc về tưởng thức, khi nó hoạt động thì nó vượt qua hàng rào không gian và thời gian, nên thời gian và không gian không còn chia cắt và trải dài. Vì thế nó bắt gặp hay nói cách khác là giao cảm với những gì đã xảy ra ở quá khứ và vị lai.
Ở trường hợp này nhóm tế bào não tưởng thức của anh Nhã thì quá rõ ràng, không có trạng thái đồng cốt như cháu Bích Hằng, nhưng nó hoạt động chưa chính xác 100%. Vì tưởng thức của anh tự nó hoạt động chứ không phải do anh triển khai, điều khiển, nên mức độ hoạt động của nó chưa hoàn chỉnh và chính xác.
Khi tưởng thức hoạt động thì anh Nhã cảm thấy như mình không chủ động, tự trong đầu nó điều khiển như thế nào thì anh làm theo như thế ấy, nhưng ý thức của anh vẫn biết rõ ràng, thậm chí những âm thanh nói trong tai, anh vẫn nghe và biết rõ. Xét trường hợp trong đầu anh Nhã, thì trong đầu anh làm việc hai phận sự:
1- Làm việc bị hạn cuộc trong không gian và thời gian, có nghĩa là không vượt ra khỏi thời gian chia cắt và không gian trải dài hay bị ngăn cách.
2- Làm việc không bị hạn cuộc trong không gian và thời gian, có nghĩa là vượt qua không gian và thời gian. Sự làm việc này gọi là làm việc trong vô thức.
Người tu theo đạo Phật khi nhập được Tứ Thánh Định thì người ta hiểu biết rất rõ ràng. Trường hợp anh Nhã, ý thức của anh kết hợp với tưởng thức của anh hoạt động hai mặt:
1- Hữu thức
2- Vô thức
Tóm lại trường hợp của anh Nhã trong một bộ óc của anh làm việc hai phận sự hữu hình và vô hình, hay nói cách khác cho dễ hiểu hơn là bộ óc anh có phần làm việc bị hạn cuộc không gian và thời gian và có phần làm việc không bị hạn cuộc không gian và thời gian, nhưng chưa chính xác 100%.
Cho nên sự bí ẩn của anh Nhã không có gì bí ẩn, anh sử dụng được những tế bào não ý thức và những tế bào não tưởng thức, khiến chúng hoạt động khi ý muốn anh khởi ra.
Tóm lại, sự bí ẩn của anh Nhã thì không có gì là bí ẩn cả, chỉ có bộ óc của anh làm việc được hai phần: “phần ý thức và phần tưởng thức”.

(Đường Về Xứ Phật tập III)
Mời các bạn đọc tiếp tại đây.

KHÁM PHÁ SỰ BÍ ẨN VỀ CHÁU BÍCH HẰNG (nhà ngoại cảm)

(Bài viết này được trích ra từ quyển sách "Linh Hồn Không Có" của thầy Thích Thông Lạc, giải thích rõ về hiện tượng ngoại cảm của các nhà ngoại cảm, các bạn có thể tải về đọc tại đây


Trường hợp cháu Bích Hằng thì không giống trường hợp anh Nhã, hiện tượng của cháu Hằng xảy ra giống như có một linh hồn người chết nhập vào như thật.
Khi trực tiếp chứng kiến năng lực của tưởng uẩn con người. Nhất là trường hợp của cháu Bích Hằng, khiến cho giáo sư Trần Phương không còn đứng vững trên lập trường khoa học nữa, ông đặt ra nhiều câu hỏi: “Như vậy linh hồn phải tồn tại dưới một dạng vật chất nào đó, có hình thù, có khả năng phát ra tiếng nói. Đã là một dạng vật chất thì vật lý học, hóa học, y học, sinh học v.v...Với những phương tiện quang học và điện tử tinh vi, hẳn có ngày tìm ra. Các nhà khoa học Việt Nam có thể đóng góp gì theo hướng đó?”
Còn lâu lắm các nhà khoa học Việt Nam mới có thể chứng minh và giải thích những hiện tượng đó bằng hóa học, sinh học, y học, lý học, v.v...Còn bây giờ thì sao? Hay để cho nhân dân Việt Nam sống trong mê tín, phải chịu tốn hao với một số tiền bạc vô nghĩa (đốt tiền vàng mã, cúng sao giải hạn, cầu an, cầu siêu, v.v...).
Khi đọc bài của giáo sư Trần Phương, chúng tôi thấy, nếu bài này được phổ biến sâu rộng trong khắp nước, mà các nhà khoa học Việt Nam không có tiếng nói, thì chắc chắn nạn mê tín, dị đoan sẽ lan rộng khắp nơi. Và sẽ có một số người lợi dụng trường hợp này mà gây tạo ra nhiều loại mê tín khác nữa để lừa đảo người.
Chúng tôi đọc bài tâm nguyện của một cư sĩ M.N.C.S ở Long Hải nói rằng: “Những nhà ngoại cảm này thường khoe khoang, nhà nước đang tìm kiếm những người tài như họ để trưng dụng về việc quốc phòng”. Lời nói này chúng tôi e rằng những hạng người này “thừa nước đục thả câu”, lợi dụng trạng thái tưởng thức không có không gian và thời gian, giao cảm mọi sự việc xảy ra tạo dựng thế giới siêu hình để lừa đảo mọi người, chứ từ xưa đến giờ chưa có lịch sử nước nào ghi công lao của những người làm đồng, cốt và những nhà ngoại cảm, nhờ lên đồng, nhập cốt và ngoại cảm mà ngăn giặc, đuổi giặc, giữ nước, dựng nước, bắt những kẻ trộm cướp giết người, hiếp dâm, giữ gìn trật tự, an ninh cho quê hương, xứ sở.
Vì biết rằng các nhà khoa học không thể chứng minh được những hiện tượng hoạt động của tưởng thức, nên trong các tôn giáo người ta cố ý tu tập để triển khai tưởng thức hoạt động ngõ hầu lấy đó tạo dựng thế giới siêu hình và thần thông để lừa đảo mọi người. Vì không nhận ra những hiện tượng đó nên mọi người tin tưởng gia nhập vào tôn giáo, nuôi hy vọng khi chết đi sẽ được sanh về nơi đó (Cực Lạc, Thiên Đàng, Niết Bàn), hay có những thần thông pháp thuật.
Do phong thổ, thời tiết, thức ăn nước uống tại địa phương, hoặc do tai nạn xảy ra gây ảnh hưởng não  bộ, hoặc sự phát triển  hoạt động của não bộ không đồng đều, khiến cho tưởng thức hoạt động nhiều hơn ý thức (trường hợp cháu Bích Hằng), hoặc ý thức và tưởng thức cùng hoạt động (trường hợp như anh Nhã) Vì thế biến họ từ một con người bình thường trở thành đồng, cốt và các nhà ngoại cảm. Một con người có khả năng đặc biệt.
Chúng ta không hiểu được năng lực của tưởng thức khi nó hoạt động không giống như ý thức chút nào cả:
1- Nó hoạt động rất đặc biệt tại một điểm, nên không có không gian và thời gian, khoa học không thể chứng minh được.
2- Nó giao cảm được mọi âm thanh sắc tướng, vì các từ trường của nó. Các nhà khoa học có thể chứng minh được.
3- Nó biến hiện ra muôn hình sắc tướng của những người đã chết không sai một nét nào cả. Đó là năng lực duyên hợp của tưởng thức. Các nhà khoa học không thể chứng minh được, vì nó không phải là vật lý học, hóa  học, y học, sinh học, v.v...
4- Nó tạo ra một người thứ hai đang tiếp chuyện với ý thức của nó. Đó là năng lực hợp duyên của tưởng thức, khoa học không thể chứng minh được.
5- Vì không có không gian, nên nó nhìn suốt trong lòng đất thấy mọi vật và bất cứ địa phương nào ở nơi đâu, cách xa bao nhiêu, nó cũng biết được. Khoa học có thể chứng minh được vì đó là từ trường của tưởng thức.
6- Vì không có thời gian nên bất cứ chuyện gì đã xảy ra hoặc sắp xảy ra bao lâu nó cũng biết được. Và biết một cách rất cụ thể. Đó là từ trường của tưởng thức giao cảm và bắt gặp những hành động, hình ảnh và âm thanh của mọi sự việc đã xảy ra còn lưu lại trong môi trường sống, khoa học có thể chứng minh được. Cũng như những sự việc sắp xảy ra trong môi trường sống nhân quả của mỗi con người, nó đều bắt gặp và giao cảm được cả, khoa học không có thể chứng minh được.
Hiện giờ giáo sư Trần Phương hy vọng vào các nhà khoa học Việt Nam, quang học và điện tử tinh vi để giải đáp: “Linh hồn có hay không?”, nhưng giáo sư phải còn chờ đợi lâu lắm, có lẽ giáo sư sẽ chết mất mà những câu hỏi này chưa được giải đáp.
Là một nhà tu tập thiền định theo Phật giáo, tự bản thân chúng tôi đã trực tiếp truy tìm thế giới siêu hình để thấy, nghe, hiểu biết, thì chúng tôi biết nó từ đâu xuất hiện những hiện tượng đó. Vì thế chúng tôi xác định quả quyết: “Thế giới siêu hình không có, chỉ là năng lực tưởng thức của mỗi con người còn đang sống tạo ra, chứ người chết rồi thì không còn lưu lại một vật gì cả”. Xưa, thái tử Sĩ Đạt Ta khi tu thành Phật, Ngài cũng xác định: “Thế giới siêu hình là thế giới của tưởng tri”.
Câu hỏi thứ hai của giáo sư nêu lên tình cảm vui, buồn, quan tâm, ước muốn, giận dữ, tranh cãi của linh hồn để rồi nêu lên câu hỏi: Có một thế giới linh hồn ngoài thế giới con người đang sống không? Thế giới linh hồn hoạt động như thế nào? Có khả năng tác động gì vào thế giới của con người đang sống? Để đáp ứng mong muốn của linh hồn người thân, người sống dâng đồ cúng lễ, tiền bạc đồ dùng hằng ngày (dưới dạng vàng mã) là đúng hay nhảm nhí? Linh hồn có tiêu vong đi không, hay là tồn tại mãi mãi?
Để trả lời những câu hỏi này:
1- Ngoài hai trạng thái hình và bóng của cuộc sống con người hiện hữu trên hành tinh này, thì không còn có thế giới linh hồn nào khác nữa. Thế giới linh hồn mà người ta cảm nhận được là do năng lực của tưởng thức trong mỗi người giao cảm mà tạo ra. Năng lực ấy được phát triển là do tu tập các loại thiền định tưởng hoặc bị tai nạn hay bị một cú “sốc” gì trong cuộc đời, khiến cho phần nhóm tế bào não tưởng thức hoạt động, đó là trường hợp của các nhà ngoại cảm.
2- Vì không có thế giới linh hồn nên nó không có sự sinh hoạt riêng, không có sự sống riêng.  Do tưởng thức của con người còn đang sống, nên sự sinh hoạt của nó cũng mang đầy tính chất của con người: tình cảm vui, buồn, quan tâm, ước muốn, giận dữ, tranh cãi v.v...Nếu quả chăng có thế giới linh hồn của con người thì phải có sự sinh hoạt khác hơn con người, từ thực phẩm ăn uống, đến tình cảm, truyền thông, diễn  đạt v.v...
3- Nếu có khả năng tác động vào con người thì có hai góc độ:
a- Gia hộ con người, giúp cho con người tiêu tai, thoát nạn, bệnh  tật tiêu trừ.
b- Hủy diệt loài người để cho thế giới linh hồn tăng trưởng.
Trong hai điều kiện trên đây đều phi đạo đức và phi nhân quả cả. Vì thế, nên thế giới linh hồn không được loài người chấp nhận. Nếu con người chấp nhận nó, là tự con người làm khổ mình, khổ người.
Thế giới linh hồn của con người do năng lực tưởng thức của người còn sống tạo ra thì có hai trường hợp:
1- Không tin nó là thế giới linh hồn của người chết, mà biết sử dụng năng lực tưởng thức đó áp dụng vào cuộc sống hiện hữu của con người thì rất có lợi ích như: tìm hài cốt liệt sĩ, báo động trước những tai nạn sẽ xảy ra v.v...
2- Nếu tin nó là thế giới linh hồn của con người, thì đó là một tai họa rất lớn, gây cho chúng ta bệnh tật và tai nạn “tiền mất tật mang”. Nếu tin nó thì đời sống của chúng ta hoàn toàn bị lệ thuộc, mất tự chủ, sống thiếu đạo đức.
Vì thế giới linh hồn không có, người thân chúng ta chết, nghiệp lực đã tiếp tục tái sanh luân hồi còn đâu mà cúng lễ, tiền bạc, đồ dùng hằng ngày (dưới dạng vàng mã) hay tụng kinh cầu siêu v.v...thì đó là nhảm nhí.
 Vì thế giới linh hồn không có thì làm gì có linh hồn tiêu vong hay tồn tại mãi mãi.
Ở đây, chúng tôi không suy luận để tranh cãi mà là sự chứng nghiệm của bản thân chúng tôi. Nhập vào trạng thái tưởng thức thì chúng tôi bắt gặp thế giới linh hồn của con người qua năng lực tưởng thức của chúng tạo ra, chứ không phải thế giới linh hồn của con người có sẵn. Vì thế chúng tôi biết rất rõ ràng.
Hầu hết mọi người đều có khả năng nhìn thấy linh hồn, nghe thấy tiếng nói của linh hồn, nhìn  thấy hài cốt lắp vùi dưới lớp đất dày mấy mét v.v...không riêng gì cháu Bích Hằng, chỉ vì mọi người chưa được triển khai tưởng thức đúng mức, nên không thấy không nghe được như cháu Bích Hằng mà thôi.
Khả năng đặc biệt, ấy do một nhóm tế bào não của tưởng thức. Nếu các nhà y học và khoa học chịu khó nghiên cứu bộ não của con người thì sẽ khám phá ra rất dễ dàng.
4- Do sự không hiểu biết, giáo sư Trần Phương cho rằng: Những thông tin bí ẩn của anh Nhã, anh Liên, cháu Bích Hằng là những khả năng đặc biệt càng khó khám phá.
Sự thật không phải vậy. Bởi vì thế giới siêu hình không có, tức là không có linh hồn người chết, không có linh hồn thì làm sao có chất liệu quang học, y học, vật lý học mà khám phá. Nếu rời khỏi bộ óc con người mà khám phá thì chẳng bao giờ khám phá ra được thế giới linh hồn.
Cho nên, các nhà y học và khoa học hãy khám phá nơi bộ óc của một nhà ngoại cảm đang hoạt động, thì có thể sẽ khám phá ra từ những từ trường của những tế bào não tưởng thức phóng ra giao cảm với những từ trường còn lưu giữ trong không gian, những hình ảnh, âm thanh, sắc tướng, những hành động và tình cảm của mỗi con người trước khi chết. Đó là y học và khoa học có thể khám phá ra được. Nhưng có những điều mà khoa học và y học không thể khám phá ra được, đó là năng lực của tưởng thức, năng lực đó có thể biến tạo ra hàng vạn vạn triệu triệu linh hồn con người chết và mỗi linh hồn người chết, từ hành động cử chỉ, lời ăn, tiếng nói đến đặc tướng, cung cách không sai khác như người đó lúc còn sống. Nhất là những linh hồn do tưởng thức của nhà ngoại cảm biến hiện ra, lại nói chuyện với nhà ngoại cảm, nhà ngoại cảm hiện giờ như người trung gian nói lại cho chúng ta nghe những sự việc xảy ra mà chỉ có những người thân trong gia đình mới biết. Chúng tôi xin nêu lên một ví dụ để quý vị dễ hiểu hơn.
Trong giấc mộng chúng ta gặp lại ông, bà, cha, mẹ đã chết cách 10 năm hoặc 20 năm, cùng lúc trong đó chúng ta cũng gặp lại những người còn sống như anh, chị, em, cô, bác cùng bà con hàng xóm. Chúng ta đừng hiểu nông cạn là những linh hồn người còn sống cùng với những linh hồn người chết về gặp chúng ta trong giấc mộng. Nếu quả chăng những người còn sống xuất hồn gặp chúng ta thì những người ấy phải nằm mộng như chúng ta. Nhưng sự thật những người ấy không có nằm mộng. Như vậy những người gặp chúng ta trong giấc mộng là gì? Đó là do năng lực tưởng thức của chúng ta biến hiện ra, nó có thể biến hiện một số lượng người và xe cộ đông đúc như chợ Bến Thành, nó có thể biến hiện ra một thủ đô lớn như thủ đô Hà Nội, v.v...
Xét qua giấc mộng thì năng lực tưởng thức của giấc mộng chỉ bằng 1 phần trăm của tưởng thức cháu Hằng khi tìm hài cốt liệt sĩ, và khả năng tưởng thức còn gấp trăm triệu lần khả năng tưởng thức của cháu Hằng hiện giờ, khi nó làm những việc còn siêu việt hơn. Cho nên những nhà Khí công, nhà Nhân điện đều dùng khả năng của tưởng thức.
Giáo sư Trần Phương với hy vọng: “Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người, xác nhận được sự tồn tại của linh hồn thì không những có ý nghĩa nhân văn mà còn có ý nghĩa về nhiều mặt khác, kể cả về hình sự (nếu người bị giết mà nói ra thì kẻ giết người tránh sao khỏi tội?), không những có ý nghĩa quốc gia, mà còn có ý nghĩa quốc tế”.
Sự hy vọng của giáo sư Trần Phương không thể thành đạt được, là vì linh hồn không có, chỉ có năng lực tưởng thức tạo ra.
Vì thế, Thiền xuất hồn là một phương tiện tu tập khai triển năng lực của tưởng thức. Khí công là một môn võ học tập luyện để triển khai năng lực tưởng thức, Mật Tông cũng là một pháp môn triển khai sự mầu nhiệm của năng lực tưởng thức, Nhân điện cũng là một phương pháp triển khai năng lực tưởng thức để trị bệnh, Tịnh Độ Tông triển khai năng lực tưởng thức tạo ra thế giới siêu hình Cực Lạc Tây Phương, Thiền Tông là một pháp môn tu tập triển khai năng lực tưởng giải ảo giác, Chân không, Phật tánh v.v...
Cho nên từ trong các tôn giáo cho đến những người có kiến thức khoa học còn nông cạn và chưa thấu suốt nền đạo đức nhân bản nhân quả, nên tin rằng có thế giới linh hồn người chết, đó là một điều mê tín, lạc hậu mà trong thời đại này không thể tha thứ được.
Vì sự thật hiển nhiên, là không có thế giới linh hồn người chết, mà chỉ có sự biến hiện do năng lực tưởng thức của con người còn sống tạo ra. Vì thế Trung Tâm nghiên cứu tiềm năng con người có ra đời cũng chỉ loanh quanh nghiên cứu trong đống sách cũ của những người xưa, toàn là sách tưởng do những nhà tưởng học để lại. Nếu có nghiên cứu xa hơn thì cũng dựa vào những nhà Nhân điện tưởng, Khí công tưởng, Xuất hồn tưởng, Võ công tưởng, Thiền tưởng, Định tưởng, Thần chú tưởng, Ngoại cảm tưởng v.v... Thì cũng không thể nào giải quyết được những gì mà giáo sư mong đợi. Còn nếu đem những nhà ngoại cảm này áp dụng vào hình sự thì chúng tôi e rằng không chính xác, vì các nhà ngoại cảm không phải tự mình điều khiển cái năng lực đó, mà chính cái năng lực tự động của tưởng thức đó điều khiển họ, nên có khi chính xác và có khi không chính xác, có nghĩa là tưởng thức của họ, lúc làm việc, lúc không làm việc. Cũng giống như trường hợp anh Nhã, lúc nó làm việc thì chính xác, lúc nó không làm việc thì anh mò mẫm như người mù dò đường.
Cho nên đem những hình bóng biến hiện linh hồn người chết của tưởng thức vào việc lấy hài cốt liệt sĩ thì tốt nhất, còn về việc hình sự và quốc phòng thì cũng chẳng khác nào đem sự mê tín vào những vấn đề quan trọng của đất nước, thì chúng tôi e rằng không có lợi mà có hại nhiều hơn.
Bởi vì các nhà ngoại cảm không điều khiển được tưởng thức của mình mà bị tưởng thức của mình điều khiển lại mình.
Tóm lại bài này viết, vì lợi ích cho mọi người trên hành tinh này, chúng tôi nói lên sự thật, sự thật 100%. Chúng tôi nói lên không cần quý vị tin, mà chỉ cần đem lại sự lợi ích cho quý vị, để quý vị trở thành những người không mù mờ, không dại dột bị kẻ khác lợi dụng tưởng thức của mình lừa đảo. Tưởng thức như con dao hai lưỡi, nếu quý vị biết dùng nó, thì nó lợi ích cho quý vị, còn quý vị không biết dùng nó, thì nó trở lại làm khổ và làm hại quý vị.
Sự thật là sự thật, không thể nói khác được, chúng tôi nêu lên một sự thật, thời gian và sự tiến bộ của loài người sẽ xác chứng những điều này, những điều chúng tôi đã nói ngày hôm nay “Thế giới linh hồn là do tưởng tri”.
(Đường Về Xứ Phật tập III)
Để hiểu sâu thêm về hiện tượng ngoại cảm, và nhiều câu chuyện ngoại cảm khác. Mời các bạn đọc quyển sách "Linh Hồn Không Có" tại địa chỉ này

CÓ CÕI TRỜI KHÔNG ?

Câu hỏi của Diệu Tâm
Hỏi: Kính thưa Thầy! Trời có phải là một trong sáu nẻo luân hồi, nếu làm thiện tương xứng sẽ sanh ở đó. Trong kinh có nói 18 tầng trời hoặc 36 cõi trời. Xin Thầy chỉ cho con rõ?
Đáp: Sáu nẻo luân hồi chỉ là một sự diễn biến nhân quả nghiệp báo, do con người và chúng sanh vì vô minh tạo ra mà phải gánh chịu.
Mười tám tầng trời chỉ cho 18 trạng thái thiện.
Ba mươi sáu cõi trời chỉ cho ba mươi sáu pháp thiện.
Ví dụ: Thầy nhập Sơ Thiền tức là Thầy đã ở cõi Sơ Thiền Thiên, nhập Không vô biên xứ tưởng tức là Thầy đã ở cõi Không vô biên xứ Thiên, nhập nhẫn nhục tức là Thầy đã ở cõi Đâu suất Thiên...Như vậy có phải đợi chết rồi mới sanh về đó đâu? Chỉ cần thực hiện diệt một ác pháp tăng trưởng một thiện pháp là sanh vào cõi trời đó ngay liền, nhưng con phải hiểu thiện pháp có rất nhiều, nên có 33 cõi thiện pháp mà trong kinh gọi là 33 cõi trời, 33 cõi trời tức là 33 trạng thái thiện pháp.
Đó là một trạng thái giải thoát của tâm, khi tâm đã đạt mức độ thiện ở đó, thì tương xứng với cảnh giới Thiện ở đó. Có hiểu được như vậy mới hiểu được đạo Phật.
Dù cho có các cõi Trời thật sự đi nữa mà tâm chẳng thiện thì cũng chẳng có ích lợi gì cho chúng ta, phải không hỡi con ?
Dù cho không có các cõi Trời đi nữa, mà tâm chúng ta sống trong thiện pháp thì tâm chúng ta cũng được an vui, hạnh phúc như thường. Và như vậy, không phải sống trong cõi Trời sao? Chứ đâu phải chết mới được sanh về đó. Chết được sanh về cõi trời đó là một ảo tưởng, một giấc mộng mơ hồ của những người thiếu óc thực tế khoa học vô minh không sáng suốt bị các tôn giáo lừa đảo.
Sống đang ở trong cõi Trời thì chết về đâu các con có biết không? Hỏi tức là trả lời. Do thế ngay từ trong cảnh sống ở thế gian mà người nào biết ngăn ác, diệt ác pháp thì người ấy đang sống trong Thiên Đàng chứ không phải Thiên Đàng ở cõi giới nào cả.
Thế giới siêu hình Thiên Đàng là do các tôn giáo dựng lên, chỉ là một cảnh giới do tưởng ấm sanh ra, để an ủi tinh thần của những người yếu đuối đang gặp khổ đau tai nạn, để nuôi hy vọng làm thiện được sanh về đó...
Người tu sĩ đạo Phật vì thấu rõ nhân quả nghiệp báo, nên tự lực cứu mình bằng cách sống trong thiện pháp: “Các con hãy tự thắp đuốc lên mà đi”. Đây là lời kêu gọi thiết tha do lòng đại từ bi của đức Phật đối với chúng ta.
Nói đến thế giới thì chúng ta phải nói đến sự duyên hợp, có nhiều duyên hợp lại mới thành thế giới, vì thế một thần thức (thức ấm) đơn độc không thể là thế giới  được. Vì thế giới hữu hình không có thì thế giới siêu hình và linh hồn cũng không có.
Ví dụ: Chúng ta lấy một cây cột mà bảo rằng là cái nhà thì không thể được, vì cái nhà phải có nhiều duyên hợp lại như: cột, kèo, cửa sổ, cửa cái, vách, đòn tay, ngói gạch hợp lại thì mới gọi là cái nhà được.
Tóm lại, thế giới siêu hình không có mà chỉ có những trạng thái, từ trường  thiện, ác pháp của nhân quả đang phóng xuất theo thân hành, khẩu hành và ý hành của sự vận hành nhân quả.

(Trích Đường Về Xứ Phật tập III)

TƯỞNG TRI VÀ THẬT TRI


Câu hỏi của Liễu Thiện.
Hỏi: Kính thưa Thầy! Tưởng tri và thật tri nghĩa như thế nào?
Đáp: Tưởng tri và thật tri khác nhau không giống nhau. Tưởng tri là sự hiểu biết qua tưởng thức, thật tri là sự hiểu biết qua ý thức.
Ví dụ: Một người chưa từng bao giờ thấy ma, nghe người ta nói ma, họ diễn tả con ma hình thù bằng cách này, bằng cách khác. Do sự tưởng diễn tả những hình ảnh của ma. Từ đó năng lực tưởng thức của chúng ta mô phỏng theo hình dáng đó xuất hiện, khiến chúng ta nhìn thấy con ma như thật. Cái thấy con ma thật sự như vậy gọi là tưởng tri.
Cho nên cái thế giới siêu hình cũng do từ năng lực của tưởng tạo ra, chứ không phải có linh hồn người chết nhập vào người còn sống, mà chính người còn sống mới có năng lực tưởng tri của mình tạo ra. Chính năng lực tưởng tri của người đó đã nói chuyện với người đó.
Vì thế các nhà ngoại cảm vẫn thấy có linh hồn người chết mượn xác thân mình nói chuyện với người còn sống.
Những sự hiểu biết như vậy qua tưởng  thức như vậy gọi là tưởng tri.
Còn thật tri là sự hiểu biết qua ý thức, chắc quý vị ai cũng đều rõ. Khi chúng ta phân biệt mọi vật trước mắt mà hiểu được mọi vật đó một cách rõ ràng và cụ thể thì đó là thật tri.
Thật tri chính là ý thức của chúng ta đang sử dụng hằng ngày trong cuộc sống. Đó là sự hiểu biết phân biệt phải, trái, tốt, xấu, trắng, đen, dơ, sạch, thiện, ác v.v...
vvvvv
(Đường Về Xứ Phật tập III)

THẾ GIỚI SIÊU HÌNH


Câu hỏi của Cô Châu
Hỏi: Kính thưa Thầy, theo Đạo Phật Thầy đã giảng là không có thế giới siêu hình, nhưng trong các kinh Nguyên Thủy, Đức Phật đã dạy, có 33 cõi Trời và các cõi địa ngục, cõi ngạ quỷ, A Tu La, súc sanh, và cõi Người, như trong kinh có thuật lại:
 “Một hôm Đức Thế Tôn cùng tôn giả A Nan đi khất thực, trên đường về, tôn giả A Nan thấy Đức Phật mỉm cười, nên lấy làm lạ, muốn thưa hỏi Phật liền, nhưng giới luật Phật cấm, “Chẳng đặng nói chuyện trên đường đi”. A Nan chờ  sau khi thọ thực xong Ngài đến thưa hỏi Phật: “Kính bạch Thế Tôn, trong lúc đang đi khất thực về, có duyên cớ gì mà Như Lai mỉm cười?
Đức Phật bảo:
“Trên đường đi khất thực về ta thấy trên trời có một loài ngạ quỷ đang đói khổ, sau lưng bị một đoàn ó theo cắn rỉa, thật là đau khổ”.
Kính bạch Thầy, có phải cảnh giới này là địa ngục không?  Nếu quả có địa ngục thì phải có đời sống sau khi chết. Nếu có đời sống sau khi chết thì phải có thế giới siêu hình?
Và đây là câu chuyện thứ hai:
“Vào lúc cuối đêm, đến chỗ Đức Phật ngự có một Thiên nữ Câu-Ca-Ni có dung sắc tuyệt diệu, cúi đầu lễ dưới chân Phật, từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp tịnh xá Sơn Cốc. Thiên nữ đọc lên một bài kệ. Khi Đức Phật nghe xong bảo Thiên nữ:
– “Đúng thế ! Đúng thế!”
“Thiên nữ Câu Ca Ni nghe Phât khen, hoan hỷ cúi đầu lễ dưới chân Phật rồi biến mất”.
Thưa Thầy, câu chuyện trên đây trong kinh Tạp A-Hàm tập IV trang 483 kinh số 1.271. Theo bài kinh này như vậy có cõi Trời, có cõi Trời tức là có thế giới siêu hình, có thế giới siêu hình, tức là có sự sống sau khi chết. Xin Thầy dạy rõ cho chúng con hiểu?
Đáp: Đã từ lâu, cũng chỉ vì thế giới siêu hình điên đảo này, Thầy đã xác định nhiều lần không có thế giới siêu hình, mà chỉ có thế giới siêu hình tưởng. Thế mà đến giờ này các con vẫn chưa đủ niềm tin hay sao?
Sự thật thế giới siêu hình không có, nhưng biết nói làm sao cho các con tin. Một thế giới siêu hình đã ăn sâu vào lòng người, từ khi con người có mặt trên hành tinh này, với một tưởng thức của con người tạo ra. Đó là một điều không thể trách được các con ạ! Các hiện tượng của thế giới siêu hình tưởng hằng ngày đang diễn biến chung quanh cuộc sống con người thì thử hỏi làm sao người ta tin rằng không có thế giới siêu hình.
Thêm vào các tôn giáo và cả Phật giáo Đại Thừa đều xác định có thế giới siêu hình thì dù tiếng nói của Thầy có thật sự đi nữa là không có, cũng khó có ai tin theo được. Đức Phật đã dạy kinh Ngũ Uẩn, kinh Thập Nhị Nhân Duyên mà Thầy đã giảng, nhưng các con chưa đủ niềm tin. Bây giờ Thầy sẽ dẫn chứng một bài kinh khác cụ thể rõ ràng hơn chính lời Phật đã dạy: “Bài kinh Pháp Môn Căn Bản” trong kinh Trung Bộ tập I trang 9.
- “Này các Thầy Tỳ Kheo. Ta sẽ giảng cho các Người: “Pháp môn căn bản tất cả pháp”.
“Này các Thầy Tỳ Kheo! Ở đây có kẻ phàm phu ít nghe,  không được thấy các bậc Thánh, không thuần thục pháp của các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh, không được thấy các bậc chân nhân, không thuần thục pháp các bậc chân nhân, không tu tập pháp các bậc chân nhân, tưởng tri đại địa là đại địa. Vì tưởng tri đại địa là đại địa, người ấy nghĩ đến đại địa (là có thật). Nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với đại địa thì tự ngã có thật. Cho nên người ấy nghĩ “Đại địa là của ta” Sanh ra ưa thích chấp đắm đại địa. Vì sao vậy? Ta nói người ấy không liễu tri đại địa.
Người ấy tưởng tri thủy đại là thủy đại. Vì tưởng tri thủy đại là thủy đại người ấy nghĩ đến thủy đại (là có thật) nghĩ đến tự ngã đối chiếu với thủy đại thì tự ngã là có thật, cho nên người ấy nghĩ “Thủy địa là của ta” Sanh ra ưa thích chấp đắm thủy địa. Vì sao vậy? Ta nói  người ấy không liễu tri thủy đại.
Người ấy tưởng tri hỏa đại là hỏa đại: Vì tưởng tri hỏa đại là hỏa đại, người ấy nghĩ đến hỏa đại (là có thật) nghĩ đến tự ngã đối chiếu với hỏa đại thì tự ngã là có thật, cho nên người ấy nghĩ hỏa đại là của ta. Sanh ra ưa thích chấp đắm hỏa đại. Vì sao vậy? Ta nói người ấy không liễu tri hỏa đại.
Người ấy tưởng tri phong đại là phong đại. Vì tưởng tri phong đại là phong đại. Người ấy nghĩ đến phong đại (là có thật) Nghĩ đến tự ngã đối chiếu với phong đại là tự ngã có thật, cho nên người ấy nghĩ phong đại là của ta. Sanh ra ưa thích, chấp đắm phong đại. Vì sao vậy? Ta nói người ấy không liễu tri phong đại.
Người ấy tưởng tri sanh vật là sanh vật. Vì tưởng tri sanh vật là sanh vật, người ấy nghĩ đến sanh vật (là có thật). Nghĩ đến tự ngã đối chiếu với sanh vật thì tự ngã có thật cho nên người ấy nghĩ “Sinh vật là của ta’’ sanh ra ưa thích chấp đắm sanh vật. Vì sao vậy? Ta nói người ấy không liễu tri sinh vật”.
Đọc qua những lời dạy của đức Phật trên đây, chỉ cho thế giới hữu hình của chúng ta là thế giới tưởng. Tưởng đất đai, sông, núi, cây, cỏ, vạn vật là có thật. Vì tưởng nó có thật nên con người sanh ra chấp đắm, ham thích, rồi mới tranh chấp đấu tranh, giành giựt của cải, tài sản, đất đá, sông, rạch, núi, rừng, vàng, bạc, châu, báu v.v.. Giết người, cướp của, dùng mọi thủ đoạn phương tiện lừa đảo, lường gạt người bằng mọi cách, thậm chí có kẻ lợi dụng ngay cả tôn giáo, buôn Phật, bán Pháp, buôn Thần, bán Thánh v.v..
Do chỗ không hiểu thế giới hữu hình là thế giới tưởng nên mới sanh tạo ra nhiều thứ dính mắc và tạo biết bao nhiêu sự đau khổ cho mình, cho người, từ kiếp này đến kiếp khác và mãi mãi chịu khổ đau vô cùng tận, cũng chỉ vì “tưởng tri của loài người”.
Đức Phật đã thấy thế giới hữu hình của con người là thế giới tưởng, cách đây 2542 (2548) năm, Người đánh tiếng chuông cảnh tỉnh cho mọi người, thế giới hữu hình là thế giới tưởng, nhưng ai là người đã tin Ngài. Nếu không phải là người tu đúng giáo pháp của Người. Thì làm sao tin được thế giới này là thế giới tưởng.
Thế giới hữu hình là thế giới tưởng thì thế giới vô hình làm sao có thật, thế giới vô hình là bóng dáng của thế giới hữu hình, đã là bóng dáng thì làm gì có sự sống sau khi chết, đó chẳng qua chỉ là một ảo tưởng của loài người mà thôi.
Cho nên hiện giờ các tôn giáo trên thế gian này ngay cả Đại Thừa Phật Giáo cũng thấy thế giới hữu hình này là thế giới tạm bợ không có thật, vì mọi vật đều vô thường, như lời đức Phật đã dạy qua bài kinh trên “Pháp môn căn bản”. Từ đất, đá, cỏ, cây và tất cả sinh vật đang sanh sôi nảy nở trên hành tinh này đều do tưởng tri của chúng sanh, tưởng là có thật, chứ thực ra thế giới hữu hình này là thế giới duyên hợp. Mọi vật có mặt (vạn hữu) trên hành tinh này đều do duyên hợp mà thành, mọi vật (vạn hữu) hoại diệt đều do duyên tan rã mà hoại diệt, không có một vật nào thường còn bất biến, toàn là vạn vật đều vô thường.
Chỉ vì người thế gian với trí hữu hạn không thấu rõ thế giới hữu hình này. Cho là thật có. Đối với người có trí vô hạn thì thế giới hữu hình là thế giới tưởng của loài người. Nhưng các tôn giáo kể cả Đại Thừa Giáo cũng cho thế giới hữu hình là không thật, nhưng lại xây dựng một thế giới vô hình có thật, thì đó là đi ngược lại Phật giáo. Phật giáo cho thế giới vô hình là thế giới tưởng tri (không có).
Cũng trong bài kinh Pháp Môn Căn Bản trong Trung Bộ kinh tập 1 trang 11 kinh dạy: “Người ấy tưởng tri Phạm thiên là Phạm thiên ... Người ấy tưởng tri Quang âm thiên là Quang âm thiên ... Người ấy tưởng tri Biến tịnh thiên là Biến tịnh thiên ... Người ấy tưởng tri Quảng quả thiên là Quảng quả thiên .... Người ấy tưởng tri Abhibhù (Thắng giả) là Abhibhù .... Người ấy tưởng tri Không vô biên xứ là không vô biên xứ thiên... Người ấy tưởng tri Thức vô biên xứ là Thức vô biên xứ thiên... Người ấy tưởng tri vô sở hữu xứ là vô sở hữu xứ thiên... Người ấy tưởng tri Phi tưởng phi phi tưởng xứ là Phi tưởng phi phi tưởng xứ thiên... Người ấy tưởng tri Sở kiến là Sở kiến ... Người ấy tưởng tri Sở văn là Sở văn ... Người ấy tưởng tri Sở tư niệm là Sở tư niệm ... người ấy tưởng tri Sở tri là Sở tri ... Người ấy tưởng tri Đồng nhất là Đồng nhất ... Người ấy tưởng tri Sai biệt là Sai biệt .... Người ấy tưởng tri Tất cả là Tất cả .... Người ấy tưởng tri Niết Bàn là Niết Bàn ... Vì tưởng tri Niết Bàn là Niết Bàn. Người ấy nghĩ đến Niết Bàn (là có thật). Nghĩ đến tự ngã đối chiếu Niết Bàn (thì tự ngã có thật nhập Niết Bàn) cho nên người ấy nghĩ “Niết Bàn là của ta”. Sanh ra ưa thích chấp đắm Niết Bàn (dục hỷ). Vì sao vậy? Ta nói người ấy không liễu tri (không hiểu, không biết) Niết Bàn.”
Phật giáo không chấp nhận thế giới hữu hình là có thật tri mà chỉ là tưởng tri, đến thế giới siêu hình các cõi trời địa ngục và Niết Bàn cũng là tưởng tri chứ không phải thật tri.
Vì, thế giới siêu hình là bóng dáng của thế giới hữu hình như trên chúng tôi đã nói. Vì thế, con người hữu hình như thế nào thì thế giới siêu hình con người giống như thế nấy, tất cả núi, sông, đất, đá, cây, cỏ, thảo, mộc, nhà, cửa, đền, đài, cung, điện đều giống thế giới hữu hình. Chỉ khác hơn ở thế giới hữu hình là không có không gian và thời gian mà thôi.
Bởi vậy, những người ông lên, bà xuống, nhập đồng, nhập xác, nói chuyện quá khứ, vị lai, chỉ nơi siêu mồ, lạc mả cho người lấy cốt đều đúng không sai một mảy, là nhờ tưởng uẩn không có không gian và thời gian, nhưng khi tưởng uẩn[1] hoạt động thì biết đúng, nói không sai, còn khi tưởng uẩn không hoạt động thì không biết, thường nói sai.
Do chỗ nói chuyện quá khứ, vị lai không sai, khiến người ta không tin rằng có linh hồn người chết, ông này, bà kia, cậu nọ nhập xác, lên đồng, nhập cốt v.v…
Bởi tưởng uẩn làm việc như vậy người ta không rõ, rồi tin rằng có thế giới siêu hình thật sự.
Từ tưởng tri thế giới hữu hình là thật có người ta đã mang đến cho chính mình mọi sự khổ đau cho đến ngày nằm xuống lòng đất, xuôi tay vẫn còn đau khổ, thế mà có ai biết rõ điều này, mọi người đếu vô minh ngay đến những nhà khoa học cũng đành bó tay không giải thích được vì các hiện tượng kỳ lạ mà mọi người đều phải chấp nhận thế giới siêu hình, cho nên thật khó cho ai không tin thế giới siêu hình là không có.
Sự sợ hãi và sự đau khổ do các hiện tượng thời tiết của thế giới hữu hình mới khiến con người tạo ra thế giới siêu hình để có sự phò hộ che chở giúp cho tinh thần con người được an ổn, bớt sợ hãi.
Từ khi sản xuất ra thế giới siêu hình mọi người luôn tin tưởng có sự gia hộ, che chở, ban phước, giáng họa, nhưng sự thật, không thể phò hộ, gia bị, giáng họa, ban phước cho ai cả, chỉ con người tưởng ra để an ủi tinh thần như vậy mà thôi.
Cho nên sự tưởng ra thế giới siêu hình lại còn tạo thêm một lớp khổ cho con người nữa, đã khổ vì thế giới hữu hình dính mắc trói buộc các pháp thế gian, rồi lại bị lường gạt bởi thế giới siêu hình nữa. Do đó có một số tà sư, ngoại đạo lợi dụng sự vô minh và lòng mê tín này tạo ra các vị thần linh để khiến con người tôn sùng, cung kính, sợ hãi và chịu biết bao nhiêu tốn hao tiền của và giết hại sanh linh, làm tội ác thêm để cúng bái, tế lễ, cầu khẩn, van xin v.v..
Cách thức làm ăn của bọn tà sư, ngoại đạo này có hiệu quả làm giàu trên xương máu của kẻ khác không phí sức lao động, chỉ cần tụng đọc ê a, hoặc vẽ bùa, đọc chú, ợ, ợ, ngáp, ngáp nói bậy bạ là hốt tiền bạc của những kẻ đang gặp nhân quả nghiệp báo xấu, nặng nề, trong lúc quá khổ đau, quá sợ hãi trước tai họa hiểm nghèo, trước bệnh tật nan y, trước sự sống chết như chỉ mành treo chuông, trí óc không còn sáng suốt. Lúc bây giờ bọn thầy lừa đảo này nói sao họ nghe vậy, họ làm tiền một cách dễ dàng (ngồi mát ăn bát vàng).
Lại có một số tà sư ngoại đạo khéo léo hơn dùng ba tấc lưỡi lý luận như Trương Nghi – Tô Tần thời Lục Quốc bên Trung Hoa pháp môn này, pháp môn nọ triết lý này triết lý kia, chân lý này chân lý nọ, lường gạt những kẻ vô minh chạy theo pháp này chạy theo pháp kia tu tập để chứng đạt chân lý này chân lý khác.
Từ xưa đến nay, ai là người đã đi tìm chân lý thoát khổ? Chân lý ấy được bao nhiêu người đạt được? Hay chỉ là một lý luận suông?
Tại sao các người không nói thật? Để biết bao nhiêu con người phải mất công, mất của và còn tốn biết bao công lao khổ công tu tập mà chẳng được những gì. Từ tôn giáo này đến tôn giáo khác, từ pháp môn này đến pháp môn khác, để nuôi một hy vọng hão huyền giải thoát, Thiên Đuờng, Cực Lạc, Niết Bàn v.v..
Danh lợi ở thế gian có nhiều việc làm nên danh, nên lợi mà rất “thiện”. Tại sao các người không làm việc kia mà lại làm việc này, để lường gạt người khác chi vậy. Biết bao nhiêu thế hệ con người đã qua, họ đã chạy theo tu hành và rèn luyện thân tâm, nhưng họ được những gì ở các chân lý ảo tưởng ấy?
Trong khi đó họ đã đổ biết bao nhiêu mồ hôi, công lực, tiền của và công sức. Giải thoát đâu không thấy chỉ thấy khổ và khổ, cho đến lúc chết lại càng khổ hơn, (Các Hòa Thượng khi viên tịch quá khổ sở) họ chỉ mua được cái “danh” và cái “lợi” giả.
Bởi vậy, các thế giới siêu hình tưởng, tai ương bệnh tật đều là tưởng Thần, Thánh, Tiên, Phật cũng đều là tưởng, pháp môn tu hành cũng đều là tưởng, vì thế cái khổ của con người cũng hoàn lại cái khổ.
Do đó Phật giáo ra đời quyết đập tan tành cái thế giới hữu hình duyên hợp và xé nát cái thế giới siêu hình tưởng. Giống như một vị Thần để đem lại sự công bằng và công lý cho loài người, giúp họ sống an vui, thanh thản và hạnh phúc. Tạo sự sống an vui trên hành tinh này là một cảnh giới Thiên Đàng.
Bài pháp Thân Ngũ Uẩn, Thập Nhị Nhân Duyên, Pháp Môn Căn Bản trong tạng kinh Nikaya và kinh A Hàm không đủ để chứng minh đập phá thế giới siêu hình và hữu hình này sao?
Nếu đập phá được cả hai thế giới này, để mang lại cho con người một đời sống thoải mái, thanh thản, an lạc và hạnh phúc. Bằng ngược lại thì con người phải chịu khổ vô cùng tận và vô lượng kiếp.
- “Trên giường bệnh hấp hối của một vị quan sát thủ, được nhà vua đến thăm căn dặn ông nhiều lần: “Khanh là một vị quan chuyên môn giết người” như vậy khanh phải đoạ địa ngục, khi vào địa ngục, bằng mọi cách khanh về báo cho trẫm biết, khanh đã xuống địa ngục và địa ngục có thật, khanh nhớ kỹ lời trẫm đừng phụ lòng trẫm. Vị quan sát thủ gật đầu và xin hứa.
Nhà vua căn dặn xong chẳng bao lâu vị quan này chết.
Chờ mãi, chờ mãi từ 1 tháng đến một năm rồi đến 3 năm mà chẳng có tin tức gì cả. Nhà vua đến một vị Đạo sư hỏi:
- “Thưa Ngài, Ngài nói có địa ngục, trẫm có một vị quan sát thủ trước khi chết trẫm đã căn dặn đôi ba lần: “Khi xuống địa ngục, bằng mọi cách khanh hãy về báo cho trẫm biết, nhưng đến nay đã ba năm rồi chẳng có tin tức gì cả, như vậy theo trẫm nghĩ “chẳng có địa ngục”.
Vị Đạo sư trả lời:
-  “Tâu bệ hạ, vị quan ấy là tội nhân làm sao có quyền đi lại được để về báo cho bệ hạ hay”.
Nhà vua gật đầu chấp nhận ra về, sau ba năm nhà vua trở lại thăm vị Đạo sư và hỏi:
 -Thưa Ngài, Ngài nói có Thiên Đàng phải không?
Vị Đạo sư tâu:
-Vâng, thưa bệ hạ, có Thiên Đàng, ai làm thiện sẽ sanh lên Thiên Đàng, ai làm ác sẽ đọa xuống Địa Ngục.
Nhà vua phán:
-Ta có một vị quan đại thần suốt đời làm thiện, làm quan thì cần kiệm, liêm chánh, chí công, vô tư, làm người thì hằng ngày thường trường chay, không sát hại sanh linh, trước giờ phút lâm chung, hấp hối trẫm đến căn dặn nhiều lần: “Khanh là một người hiền lành sống thì trường chay, chẳng hề giết hại chúng sanh, làm quan thì liêm chánh ngay thẳng, chắc chắn khi chết khanh được về Thiên Đàng. Vậy bằng mọi cách sau khi chết nhà ngươi về báo cho ta biết có cảnh Thiên Đàng chân thật hay không? Để trẫm yên lòng”.
Như thế đến nay đã ba năm mà ta chẳng được tin tức gì, chắc chắn là chẳng có Thiên Đàng.”
Trong bài kinh này, Đức Phật còn xác định thêm: “Nếu có cảnh giới siêu hình thật thì phải có người đến và người về, đàng này đi thì có, về thì không”.
Như vậy chứng tỏ không có thế giới siêu hình mà chỉ có một thế giới siêu hình tưởng mà thôi. Kinh Pháp Môn Căn Bản đức Phật đã dạy rất rõ ràng và cụ thể nhất.
Cho nên trong kinh Nguyên Thủy các vị Trời đến bạch Phật cũng như Ma Vương, Ác quỷ và quỷ đói đều là cảnh giới tưởng của thế giới tưởng ấm của con người tạo ra. Tạo ra như vậy để mà chịu khổ thêm chẳng ích lợi gì cho đời sống mà còn làm hao tốn tiền của một cách vô lý.
Các tôn giáo khác, Phật Giáo Đại Thừa và Thiền Đông Độ đua nhau xây dựng thế giới siêu hình bằng nhiều hình thức và những xưng danh khác nhau để khéo lừa đảo con người, chứ kỳ thật cũng chỉ là thế giới tưởng mà thôi.
Nên trong kinh Pháp Môn Căn Bản Đức Phật đã xác định rõ ràng: “Người ấy tưởng tri Sở kiến là Sở kiến ..  Người ấy tưởng tri Sở văn là Sở văn .. Người ấy tưởng tri Sở tư niệm là Sở tư niệm .. Người ấy tưởng Tri sở là Tri sở .. Người ấy tưởng tri Đồng nhất là Đồng nhất.. Người ấy tưởng tri Sai biệt là Sai biệt... Người ấy tưởng tri Tất cả là Tất cả ... Người ấy tưởng tri Niết Bàn là Niết Bàn ..” Đó toàn là sống trong tưởng mà mọi người mấy ai biết. Trên đời chỉ có một mình đức Phật biết rất rõ.
Bởi vậy, nhìn chung các tôn giáo trên thế gian này đang xây dựng một thế giới siêu hình để thỏa mãn lòng tham vọng của loài người.
Xưa, vua Tần Thủy Hoàng vì tham vọng sống lâu, nên đã cho người đi tìm thuốc trường sanh bất tử. Theo lời dạy của các vị tu Tiên, nhưng nào có được gì đâu, chỉ hoài công vô ích.
 Phương pháp tập dưỡng sinh và đạo Yoga đều tập luyện kéo dài tuổi thọ để đạt được “Trường sanh bất tử ’’, nhưng có vị nào không bệnh đau và trường sanh bất tử đâu. Cuối cùng rồi cũng bệnh đau mà chết.
Những việc làm này, con người trên thế gian ai đã làm được. Đó là một tưởng vọng của loài người, không thể thành sự thật. Như đức Phật đã dạy đó là sự tưởng tri của loài người. (tưởng tri là tưởng tri làm sao sự thật được).
Tìm mọi cách để loài người sống mãi muôn đời, nhưng không thành tựu, nên con người quay lại tìm “sự sống sau khi chết”. Do đó, mới sản xuất ra cảnh giới Thiên Đàng, Địa Ngục, Bồng Lai Tiên Cảnh, Cực Lạc Tây Phương, cõi Niết Bàn, Bản Thể Vạn Hữu, Đại Ngã, Phật Tánh v.v..
Riêng đức Phật, Ngài dạy: “Tưởng tri Niết Bàn là Niết Bàn”.
Câu nói của Ngài có một giá trị rất lớn đối với các Tôn giáo. Toàn bộ tất cả cảnh giới siêu hình của các Tôn giáo đều đối với đạo Phật là cảnh giới tưởng, không thể lừa đảo lường gạt người đệ tử của Phật được, vì đức Phật đã dạy cho các đệ tử của mình rất rõ ràng và cụ thể.
Các pháp môn của các tôn giáo này chỉ lừa đảo, lường gạt được những người vô minh, vì cuộc sống còn mang dẫy đầy tham vọng nên mới tìm tu và nghe theo các giáo phái đó mà thôi. 
Sáu nẻo luân hồi chỉ là sáu trạng thái của tâm, chứ không phải sáu cõi giới gồm có từ hữu hình đến siêu hình. Sáu cõi giới ấy  là:
1/ Cõi Trời
2/ Cõi Người
3/ Cõi A Tu La
4/ Cõi súc sanh
5/ Cõi Ngạ quỷ
6/ Địa ngục.
Chỉ trong một thời gian ngắn, nếu một người không biết phương pháp tu theo Phật giáo thì có thể luân hồi sáu nẻo ngay tại kiếp sống của họ.
Ví dụ: Một người đang sống trong mười điều thiện ( Thập thiện) thì trạng thái tâm hồn của họ cảm nhận được sự an lạc yên vui hạnh phúc và cơ thể của họ không có một chút nào mỏi mệt, đau nhức khổ sở, mà người khác không sống đúng mười điều lành thì không thể cảm nhận biết được. Nhưng khi họ rời khỏi mười điều lành này mà chỉ còn giữ được năm điều lành (ngũ giới) thì lúc bây giờ họ luân hồi vào cõi người sự bình an của họ không bình an và an vui bằng trạng thái của cõi Trời. Trong khi họ đang ở trong trạng thái tâm cõi người họ không giữ gìn được tâm để cơn sân bừng cháy trong lòng thì ngay đó họ đã luân hồi vào cõi A Tu La.
Nếu ở trạng thái cõi người họ không giữ gìn năm giới trọn vẹn thường thiếu lòng yêu thương sự sống của muôn loài, không buông xả các pháp ác cố chấp tị hiềm, ganh đua, hơn thiệt, dâm dục, thiếu thành thật nói những lời hung ác, nói những lời vu khống, chuyện có nói không, chuyện không nói có, tâm hồn họ luôn luôn buồn phiền khổ đau lo sợ sống bất an, đó là họ đã luân hồi vào cõi súc sanh một trạng thái khổ đau như vậy.
Từ ở trạng thái cõi người họ không giữ gìn tâm sống đúng năm giới, để tâm khởi muốn ăn, muốn uống và bụng cảm giác thấy đói khát rồi đi ăn uống phi thời, đó là họ đã luân hồi vào trạng thái cõi giới ngạ quỷ.
Từ ở trạng thái cõi người họ không giữ gìn tâm sống đúng năm giới, thường giết hại, ăn thịt chúng sanh và chạy theo khẩu vị ăn những món ăn hảo hạng ngon miệng, nhưng trong đó có chất độc, sống không yêu thương sự sống, không giữ vệ sinh chung, thường làm ô nhiễm môi trường sống, nên cơ thể dễ sinh ra nhiều bệnh tật nan y. Cơ thể bị bệnh đau nhức khổ sở, đó là luân hồi vào trạng thái địa ngục.
Cho nên sáu nẻo luân hồi không phải là sáu cõi giới hữu hình và vô hình mà là sáu trạng thái của tâm trong một con người như trên đã nói.
Còn những câu chuyện trên Phật đã nói với ông A Nan là những câu chuyện của tưởng uẩn lưu xuất phóng ra những hình ảnh từ trường trong không gian. Khi nào một người có tưởng uẩn mạnh tức là tưởng uẩn hoạt động thì sẽ bắt gặp những hình ảnh cảnh giới của những từ trường này. Hình ảnh này không phải là cõi giới mà là hình ảnh từ trường của những người còn sống cũng như của những người đã chết phóng xuất còn lưu giữ trong không gian.
Trong kinh Pháp Môn Căn Bản Phật đã dạy: Tất cả cõi Trời, cõi Người, A Tu La, Súc sanh, Ngạ quỷ, Địa ngục đều là tưởng tri chứ không phải liểu tri.
vvvvv

 (Trích Đường Về Xứ Phật tập V)


[1] Tưởng uẩn là danh từ trong kinh sách Phật để chỉ cho nhóm tế bào thần kinh não hoạt động không có không gian và thời gian trong một đời khi nhóm tế bào thần kinh não ý thức (sắc uẩn) ngưng hoạt động.