Câu hỏi của Từ Đức
Hỏi: Kính thưa Thầy! Theo tục lệ ông bà nói: “Con cái là nhờ đức cha mẹ”. Như cha mẹ hiền đức thì con cái cũng nhờ đó ăn theo phải không thưa Thầy?
Đáp: Câu nói này rất đúng: “Con cái nhờ đức của cha mẹ” vì có nhân quả thiện mới sanh vào nhà hiền đức, nhờ gương hạnh hiền đức của ông bà cha mẹ, nên con cái cũng trở thành hiền đức, nhờ hành động hiền đức của con cái mà nó được hưởng phước, nếu hành động nó làm ác hiện thời, khi nó thọ hết phước của đời trước đã gieo (vào nhà hiền đức) thì nó phải thọ lấy tai ương của hành động hiện tại.
Ví dụ: Những đứa con được sanh vào nhà giàu có nhưng lại thích ăn chơi trác táng, rượu chè, bài bạc, xì ke, ma túy, v.v…không thích học hành, những đứa con này không thể lấy phước đức của ông bà cha mẹ mà che chở chúng được, do đó suy ra chúng ta biết phước báo là phải do chính con cái tạo ra, chứ không phải do phước đức của ông bà cha mẹ mà nó hưởng được,….nó chỉ hưởng được ảnh hưởng tốt của ông bà cha mẹ mà thôi, còn nó được chia gia tài của cải hoặc làm ăn khá giả đều do phước báo đời trước của nó nên mới sanh vào nhà giàu có và hiền đức.
Tóm lại, nếu một người được tái sanh vào nhà hiền đức là do tiền kiếp khéo tu thiện pháp, nếu trong kiếp hiện tại không theo gương đức hạnh của cha mẹ ăn hiền ở lành thì ngay trong kiếp hiện tại đó cũng phải gặt hái những tai ương, họa khổ, vì chính hành động bất thiện của con cái dù cha mẹ có hiền đức nhưng con cái vẫn phải thọ khổ. Vì thế có những gia đình hiền đức mà con cái chẳng hiền đức chút nào, thường nghiện ngập, xì ke, ma túy, rượu chè, bài bạc,v.v….Đây là môi trường tốt nhưng hạt giống xấu.
Ngược lại có những gia đình không hiền đức mà những đứa con ngoan tốt….chăm học, không tham lam trộm cắp, không rượu chè bài bạc, hút xách, không xì ke ma túy…..Đây là môi trường xấu mà hạt giống tốt.
Con cái nhờ đức của cha mẹ là nhờ cái gương đức hạnh để làm tốt theo, chứ không phải nhờ vào đức hạnh của cha mẹ mà thọ hưởng sự giàu sang phú quý.
Theo luật nhân quả ai làm thiện thì hưởng phước báo, ai làm ác thì phải chịu quả khổ, không ai giúp cho ai được. Dù là cha mẹ có thương con cách nào cũng không giúp được, nếu chính bản thân nó không ăn hiền ở lành, sống đời sống thiếu đạo đức thì nó phải chịu lấy hậu quả xấu. Dù cha mẹ có ở hiền đức gì cũng không cứu nó được, chỉ trừ cha mẹ thiếu nợ nhân quả của nó, nên nó đến nó đòi, bằng cách phá của cải tài sản của cha mẹ tiêu tan.
Cho nên câu nói: “Con cái nhờ đức của cha mẹ”, nếu không khéo hiểu thì câu này trở thành lời nói phi đạo đức nhân quả, khiến cho con cái dựa lưng vào cha mẹ mà không tự lực vươn lên trong nền đạo đức nhân bản nhân quả, thì cuộc đời của nó chỉ là một cuộc đời khổ đau, tiêu cực.
vvvvv
(Đường Về Xứ Phật tập III)
dạ thưa thầy tâm con thường ko tịnh vì hay nghĩ về số mệnh con người, số mệnh quyết định tính cách và những biến cố xảy ra trong đời của họ, khiến họ hành xử như thế nào
ReplyDeletecó người được sanh ra trong gia đình dòng họ, cha mẹ đều ăn ở hiền lành, hay giúp người nhưng số phận đứa con gặp chuyện không may, bị người đời lạm dụng vì sự hiền lành và thiếu cảnh giác của mình ngay lúc nhỏ, khiến đứa bé lớn lên thay tính đổi nết, nghĩ về cuộc đời ngày một xấu đi và khi hiểu ra đó là do mình sinh vào giờ không tốt, tướng khổ thì sao gặp điều tốt được, như vậy đứa con này sống làm cha mẹ nó buồn, nhưng thực ra nó chỉ muons được sống bình thường thoải mái dể sống hết mình, chuyện này có thể lý giải dc ko ạ
Cuộc đời này là nhân quả. Mọi việc xãy ra hằng ngày đều là nhân quả. Nhân quả phải xét 3 thời: quá khứ, hiện tại và tương lai. Những gì xảy ra trong hiện tại là do đã gieo nhân trong quá khứ. Một người hiểu nhân quả thì trong hiện tại luôn gieo nhân thiện để gặt hái quả thiện trong tương lai. Chỉ cần sống đúng 5 giới đức làm người là đủ mang niềm vui và hạnh phúc đến cho mình, cho người và cho muôn loài vạn vật. 1) Đức hiếu sinh; 2)Đức ly tham; 3)Đức chung thủy; 4)Đức thành thật; 5)Đức minh mẫn.
ReplyDeleteNếu chưa rõ thì mời bạn vào đây tham khảo thêm:
http://chanhkien-pa.blogspot.com/2010/09/song-thuong-yeu.html