Saturday, January 15, 2011

PHÁP THÂN


Hỏi: Kính bạch Thầy, ở CNTP HT giảng về hành Thập Thiện: - Thân hữu sắc (thân do duyên hợp giả có).
- Tâm là vô sắc (không có hình) Vậy gọi là pháp thân có được không?

Có giống như trong nước biển có muối, không một mà cũng chẳng phải hai hay trong nước có bọt nước. Vậy câu: ‚Sắc tức là không, không tức là sắc‛. Câu này có hợp không?  

Đáp: Không, pháp thân là một trạng thái vô dục của tâm chứ không phải tâm, vì tâm là một uẩn trong ngũ uẩn, khi sắc uẩn hoại diệt thì toàn cả ngũ uẩn đều hoại diệt, ngũ uẩn hoại diệt thì tâm đâu còn.

Trong năm uẩn chỉ có sắc uẩn là hữu sắc còn bốn uẩn kia là vô sắc, cho nên không thể lấy một uẩn vô sắc mà gọi là pháp thân được. Vì lấy tâm uẩn cho là pháp thân thì thọ uẩn, hành uẩn và tưởng uẩn cũng cho là pháp thân được sao?

Trong thân nhân quả ( thân ngũ uẩn) của chúng ta chỉ thuần có một vị khổ không có vị giải thoát, nếu chúng ta không tu tập đúng chánh pháp thì không bao giờ có vị giải thoát. Trong luật nhân quả có vị giải thoát và không giải thoát, thiện và ác, thiện là giải thoát, ác là khổ đau.

Cho nên đem thân ngũ uẩn ví như nước biển, cũng như nước và bọt nước thì e rằng không đúng vì thân ngũ uẩn là một hợp chất của các duyên chứ không thật có thì làm sao nước và bọt nước được, vì thế câu kinh: “sắc tức là không, không tức là sắc” thì không đúng ý nghĩa của Phật giáo, cho nên đức Phật dạy: Nếu còn có một chút xíu gì trong thân ngũ uẩn này thường hằng thì Đạo Phật không ra đời.

Tại sao vậy? Tại vì không giải thoát khổ cho loài người.
(ĐVXP tập X)

No comments:

Post a Comment