Câu hỏi của Kim Quang
Hỏi: Khi con ngơì tu Tứ Niệm Xứ, có cảm thọ hay các hành xuất hiện con dùng câu
tác ý “các pháp lui đi.” Khi con nhắc như
vậy thì các cảm thọ hay là các hành mất ngay, nhưng sau đó thì các cảm thọ hoặc hành
khác mới xuất hiện và con lại nhắc tiếp đuổi bọn nó đi. Con thấy rằng những cảm thọ và các hành này giảm
dần về cường độ mạnh và nhỏ đi. ( Con không biết con có bị Tưởng hay không?) Và cứ như vậy
suốt nhiều tiếng đồng hồ.
Xin Thầy chỉ dạy kỹ lại cho
con hiểu r để con biết đúng phương hướng tu tập không phải rơi vào Tưởng. Cám
ơn Thầy.
Đáp: Con nên lưu ý kỹ về pháp môn Tứ Niệm Xứ mà đức Phật đã dạy: “Trên thân quán thân để khắc phục tham ưu ở
đời,” Cụm từ này cần phải hiểu rõ
nghĩa: “Khắc phục tham ưu ở đời”. Khắc phục tham ưu ở đời có nghĩa là làm cho hết đau
khổ và hết ưu phiền. Vậy phải làm bằng cách nào? Căn cứ vào bài kinh nào mà chúng ta khắc phục
được bệnh khổ nơi thân?
Con hãy
đọc lại đoạn kinh Đại Bát Niết Bàn này: “Trong khi Thế Tôn an cư trong
mùa mưa, một cơn bệnh trầm trọng khởi lên, rất đau đớn, gần như muốn chết.
Nhưng Thế Tôn giữ chánh niệm tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta
thán...Vậy Ta hãy lấy sức tinh tấn, nhiếp phục cơn bệnh này, duy trì mạng căn
và tiếp tục sống”. Và Thế Tôn với sức tinh tấn, nhiếp phục bệnh ấy duy trì mạng
căn. Rồi Thế Tôn lành bệnh”. (Kinh Trường Bộ tập I trang 582 kinh Đại
Bát Niết Bàn).
Đọc
đoạn kinh này chúng ta nhận xét rất rõ khi bị bệnh đức Phật giữ tâm chánh niệm
tỉnh giác không một chút rên la đau đớn.“Nhưng
Thế Tôn giữ chánh niệm tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta
thán”. Đây
là cách thức giữ tâm bất động trong cơn đau dữ dội. Có lẽ con đã biết cách giữ
tâm chánh niệm tỉnh giác rồi chứ. Giữ tâm chánh niệm tỉnh giác tức là nhiếp tâm
an trú trên thân hành nội hoặc thân hành ngoại.
Khi
nhiếp tâm an trú được trên hành hành nội hay ngoại thì bắt đầu nhiếp phục bệnh
đau trên thân. Con hãy lắng nghe Phật dạy tiếp: “Và
Thế Tôn với sức tinh tấn, nhiếp phục bệnh ấy, duy trì mạng căn. Rồi Thế Tôn
lành bệnh”. Với sức tinh tấn, nhiếp phục bệnh ấy. Vậy Với sức tinh tấn, nhiếp phục
bệnh ấy là làm gì?
Với
sức tinh tấn tức là siêng năng; nhiếp phục bệnh ấy tức là tác ý ngay bệnh đau
đó ra khỏi thân tâm, như đức Phật
đã dạy : “Tác ý một
tướng khác thì tướng kia bị diệt”.
Với
cảm nhận của con về sự tác ý đuổi bệnh ra khỏi thân, cơn đau giảm từ từ , đó
không phải là tưởng.