Câu hỏi của Tuệ Hạnh
HỎI: Kính thưa Thầy! Trưởng giả Duy Ma Cất dạy Mục Kiền Liên: “Luận đến chỗ cứu kính của vấn đề thuyết pháp thì người nói không nói gì hết, không phô bày gì hết. Người nghe không nghe gì hết và không được có một sở đắc nào. Ví như ảo thuật sư làm ra người ảo, người ảo lại nói chuyện ảo. Phải xác lập ý thức kiên định như thế rồi mới thuyết pháp…; phải biết căn tánh chúng sanh lợi hay độn ...; phải lấy tâm đại bi mà khen ngợi kinh sách phát triển”. Con thấy Duy Ma Cật lí luận lòng vòng cuối cùng cũng trở về lối thuyết pháp vô ngôn của kinh sách phát triển cũng giống như chuyện đức Phật niêm hoa ngài Đại Ca Diếp vi tiến trên đại linh sơn, nối tiếp chánh pháp của Phật. Thầy có thể giảng giải cho hàng sơ học như chúng con hiểu phần nào về lối thuyết pháp không nói không nghe này được không Thầy?
Đáp: Lối thuyết pháp không lời có ai còn lạ gì Thiền Tông Trung Hoa:
“Bất lập văn tự
Giáo ngoại biệt truyền.
Chỉ thẳng tâm người.
Kiến tánh thành Phật”
Có ai còn lạ gì Lão Trang:
“Đạo khả đạo phi thường đạo.
Danh giả danh phi thường danh”. Phải không các bạn?
Duy Ma Cật là một nhà nghiên cứu tập họp những tư tưởng của Phật, Lão, Nho và Bà La Môn thành lập một giáo lý Tối Thượng thừa. Cho nên câu chuyện niêm hoa trên núi Linh Thú. Tổ Ca Diếp mĩm cười … là khởi đầu cho những trang giả sử 33 vị Tổ Sư thiền Ấn Độ và Trung Hoa, với mục đích là quét sạch Phật giáo Nguyên thủy ra khỏi tư tưởng tín đồ. Vì thế, Bồ Đề Đạt Ma dạy: “giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn tự, chỉ thẳng tâm người kiến, tánh thành Phật” Đó là ý đồ diệt Phật giáo đã hiện nguyên hình trong kinh Bất Tư Nghì mà nhân vật chính là ông Duy Ma Cật. Kinh sách Thiền Tông Trung Hoa đều mang tư tưởng Lão Trang. Tư tưởng này xuất phát nơi đất nước Trung Hoa. Vì thế mới tưởng tri sinh ra 1700 công án trên giáo pháp thiền để thay thế kinh sách Nam Tông, chứ không phải kinh sách Bắc Tông, để chỉ thẳng tâm người, kiến tánh thành Phật. Đó là lối dạy để diệt ý thức “vô phân biệt” làm cho ý thức tê liệt “Chẳng niệm thiện niệm ác” Các thiền sư tưởng giải “Chẳng niệm thiện niệm ác” là thành Phật, là giải thoát nơi đó, là hết tham, sân, si, nhưng sự thật đó chỉ là một ảo tưởng Phật tánh. Đức Phật đâu có dạy kỳ lạ như vậy, đâu có dạy tu để làm Phật, đâu có dạy tu để nhập thiền định; đâu có dạy tu để có Tam Minh lục thông; đâu có dạy tu ngồi thiền ba bốn tiếng đồ hồ; đâu có dạy tu để cầu vãng sanh Cực Lạc Tây Phương; đâu có dạy tu tập để nhập vào cảnh giới Niết Bàn; đâu có dạy tu để lại nhục thân, xá lợi; đâu có dạy cúng bái tụng niệm cầu siêu, cầu an, cầu tài, cầu lợi, cầu cho biết ngày biết giờ chết; đâu có dạy lạy lễ hồng danh sám hối để tiêu tai, giải nạn, để được phước báu nhân thiên và để ngồi thiền hết vọng tưởng. Chính giáo pháp của đức Phật chỉ dạy tu tập để làm chủ sanh, già, bệnh, chết. Đó là mục đích chân chánh của đạo Phật giúp cho loài người thoát khổ, chứ không phải đạo Phật ra đời để hướng dẫn cho mọi người tu tập để thành Phật, để thành Thánh
Thiền Tông Trung Hoa và kinh sách phát triển đã hiểu sai mục đích của đạo Phật nên mới lừa đảo người khác bằng những lời nói “Vô sở đắc”, nếu có ai nói tu có chứng, có đắc là gạt ngang “chẳng có chứng đắc gì cả”. Cho nên ông Duy Ma Cật chỉ lập lại những ý nghĩ tư tưởng vô phân biệt: “Luận đến chỗ cứu cánh của vấn đề thuyết pháp thì người nói không nói gì hết, không phô bài gì hết, người nghe không nghe gì hết và không được có một sở đắc nào”.
Thiền tông Trung Hoa đã truyền thừa bắt đầu tại nước Trung Hoa khởi xướng từ Bồ Đề Đạt Ma và phát triển rộ nở từ Lục Tổ Huệ Năng. Nhưng loại thiền này là thiền miệng, thiền la, thiền hét, thiền đánh, thiền thoi và luôn luôn vấn đáp công án nghe thật kêu, nhưng thật chất tu hành không có giải thoát chỉ rơi vào thiền tưởng ngôi lim dim như thi ma người chết, họ cứ tưởng đó là “Phật tánh”.
Biết bao nhiêu người bỏ công sức tu hành, cuối cùng cũng chẳng ra gì chỉ an trú trong một trạng thái tưởng không niệm. Cho nên thiền sư Thường Chiếu bảo: “Đó là bọn đại bịp”.
Trước khi tịch tổ Pháp Loa bệnh đau rên:
- Hừ! Hừ !!!
Thấy thế Huyền Quang hỏi:
- Sao Hòa Thượng rên?
- Gió thổi qua khe trúc
Tu hành không làm chủ bệnh nên khéo trả lời che đậy “Gió thổi qua khe trúc”câu trả lời thật là tuyệt vời bưng bít
Thiền tông Trung Hoa đã truyền thừa được sáu đời tại Trung Hoa từ Bồ Đề Đạt Ma đến Lục Tổ Huệ Năng và từ đây Thiền Tông phát triển theo kiểu biến dạng thành Tịnh Độ Tông, vì tu thiền không kết quả. Do đó Tổ Thiền Tông Tuệ Viễn thành lập Liên Trì Thư Xã sớ giải kinh Tịnh Độ. Đó là một hiện tượng báo động cho biết Thiền Tông tu hành chẳng đến đâu nên mới sinh ra pháp môn Tịnh Độ. Thiền tông phát triển đến thiền công án và tham thoại đầu là con đường thiền chấm dứt, không còn phương thế nào phát triển hơn nữa được.
Khi phát triển đến mức độ không còn phát triển được nữa thì lại sinh ra một hệ phái khác. Tịnh Độ Tông, Mật Tông, Pháp Hoa Tông. Tất cả các hệ phái này đều là con đẽ của thiền tông. Cho nên kinh sách phát triển theo kiến giải tưởng giải của giáo pháp Bà La Môn Ấn Độ của Thiền Tông Trung Hoa. Các Tổ Sư Thiền Tông Trung Hoa rất khôn khéo, vì biết chắc tin đồ không tin ở họ nên soạn kinh viết sách đều gán cho Phật thuyết. Đó là có ý đồ lừa đảo Phật tử bằng cách dùng thuật ngữ. “Thiền giáo đồng hành”. có nghĩa là lấy giáo tức là lời dạy của Phật làm niềm tin cho thiền. Khi Bồ Đề Đạt Ma sang Trung Hoa đã tuyên bố: “Giáo ngoại biệt truyền. Bất động văn tự. Chỉ thẳng tên người. Kiến tánh thành Phật”.
Vì thế, Bồ Đạt Ma diện kiến vua Lương Võ Đế. Nhà vua hỏi: “- Ai đang ở trước mặt Ta”.
Bồ Đạt Ma trả lời: “Không biết” nên bị vua Lương Võ Đế sai lính hầu đánh gãy răng, và thả Ông ra, cắm không cho truyền tà đạo (đạo không đúng đạo Phật) từ đó Bồ Đề Đạt Ma lên núi nhập thất, mai danh ẩn tích 9 năm. Người ta gọi ông là ông Bà La Môn ngồi nhìn vách đá chín năm.
“Diện bích cửu niệm
Đấng ngộ Bồ Đề.
Dữ Chân Bồ Tát
Tề thành chánh giác”.
Cho nên kinh Duy Ma Cật chỉ là một lập luận Phật tánh của Thiền Tông Trung Hoa, chứ không có gì mới mẻ cả.
vvvvvvv
(Trích Đường Về Xứ Phật tập VI)
No comments:
Post a Comment